Căng thẳng chính trường Mỹ và Ý vì khủng hoảng ngân sách

30/09/2013 - 19:15

PNO - PN - Nước Mỹ đang nín thở theo dõi cuộc bỏ phiếu về ngân sách tại Thượng viện diễn ra trong vòng 48 giờ, kể từ sáng 29/9. Nếu các nghị sĩ Dân chủ tại Thượng viện cương quyết bác bỏ bản dự luật vừa được Hạ viện thông qua...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trước đó, sau một tuần tranh cãi về dự luật ngân sách năm 2014, sáng sớm 29/9 theo giờ Washington, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách tạm thời do Đảng Cộng hòa đề xuất, nhằm cấp kinh phí hoạt động cho chính phủ liên bang tới ngày 15/12. Tuy nhiên, Hạ viện vẫn trì hoãn một năm việc thực thi chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Tổng thống Mỹ Barack Obama thường biết đến với tên gọi “Obamacare” - điểm mâu thuẫn chính trong cuộc tranh cãi ngân sách hiện thời giữa hai viện Quốc hội Mỹ.

Trong cuộc bỏ phiếu sắp tới tại Thượng viện, nếu các nghị sĩ Dân chủ chiếm đa số ở đây tiếp tục loại bỏ điều khoản hoãn cấp ngân sách cho chương trình Obamacare - như họ đã làm trước đây, nước Mỹ sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng ngân sách. Khoảng 800.000 nhân viên chính phủ có thể phải nghỉ việc.

Hiện nợ công của Mỹ đã chạm trần 16.700 tỷ USD từ tháng Năm. Nếu Quốc hội không nâng mức trần nợ công hoặc không cấp kinh phí thì đến ngày 15/10, chính phủ Mỹ sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ.

Cang thang chinh truong My va Y  vi khung hoang ngan sach

Tổng thống Ý (phải) lo lắng tìm giải pháp ổn định chính trị

Cũng vì chuyện ngân sách, nước Ý đang bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng chính trị sau khi năm bộ trưởng của Đảng Tự do Nhân dân (PDL) trung hữu rời bỏ chính phủ liên minh cầm quyền hôm 28/9. Các vị bộ trưởng này từ chức theo “lệnh” của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi. Ông Berlusconi đổ lỗi cho chính phủ hiện hành của Thủ tướng Enrico Letta thông qua quyết định tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), dự kiến có hiệu lực vào tuần tới là vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận về thành lập chính phủ liên minh giữa PDL và Đảng Dân chủ (PD) trung tả của Thủ tướng Enrico Letta.

Để đối phó với nguy cơ phải giải tán chính phủ, Thủ tướng Enrico Letta yêu cầu Quốc hội Ý hỗ trợ bằng một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào tuần tới. Nếu ông Letta thu hút được sự ủng hộ của vài chục thượng nghị sĩ, ông có thể thành lập một chính phủ liên minh mới. Nếu không, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano hoặc sẽ phải kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử hoặc phải đứng ra giám sát việc thành lập một chính phủ mới.

Nước Ý mới chỉ có sự ổn định chính phủ được nửa năm sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 3/2013 và đang chịu suy thoái kinh tế kéo dài cả thập niên với khoản nợ công trị giá 2.000 tỷ euro, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên đến khoảng 40%. Cuộc khủng hoảng chính phủ sẽ khiến các đề xuất vực dậy kinh tế Ý bị trì hoãn lâu hơn nữa. Hôm 27/9, nội các chính phủ Ý đã không thống nhất được chính sách tài khóa nhằm đưa thâm hụt ngân sách về hạn mức mà Liên minh châu Âu (EU) đã quy định là không vượt quá 3% GDP.

 Thu Vân (AP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI