Biến thể Delta vẫn làm người tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 nhiễm bệnh, nhưng không nặng

24/07/2021 - 17:22

PNO - Tỷ lệ những người tiêm đủ hai liều vắc xin trong bệnh viện sẽ tăng lên, nhưng điều đó không có nghĩa là vắc xin COVID-19 không thành công, hiệu quả.

 

Giời trẻ Anh đang xếp hàng để tiêm vắc xin COVID-19
Giời trẻ Anh đang xếp hàng để tiêm vắc xin COVID-19

Theo các nhà khoa học, làn sóng tiếp theo của COVID-19 sẽ khác hơn trước đây. Khi các trường hợp  nhiễm bệnh tăng vọt vào mùa xuân và mùa đông năm ngoái, việc phong tỏa và đưa ra các biện pháp giãn cách nhanh chóng đã đưa mọi thứ trở lại tầm kiểm soát. Nhưng lần này, vắc-xin sẽ làm công việc ngăn chặn sự lây lan này, nhưng khó khăn hơn.

Các mũi tiêm vắc xin COVID-19 không phải là một lá chắn hoàn hảo. Vắc xin chỉ làm chậm sự lây lan của virus, giúp ngăn ngừa bệnh tật và giảm nguy cơ tử vong nhưng không thể làm kết thúc đại dịch.

Kevin McConway, giáo sư danh dự về thống kê ứng dụng tại Đại học Cambridge cho biết: “Chúng tôi biết rằng vẫn sẽ có một số trường hợp nhập viện dù tiêm chủng đẩy đủ vì vắc xin không hoàn hảo. Nhưng hãy nhớ, điều này không có nghĩa là vắc-xin không giúp ích gì, thực tế cho thấy những người tiêm đủ đã có triệu chứng nhẹ, rất nhẹ".

Dữ liệu của Y tế Công cộng Anh từ đầu tháng 7 cho thấy điều này. Trong số 257 trường hợp tử vong do nhiễm các biến thể Delta được xác nhận từ tháng Hai đến cuối tháng Sáu, chỉ có 2 trong số 26 trường hợp tử vong ở những người dưới 50 tuổi là được tiêm đủ. 

Giáo sư David Spiegelhalter, chủ tịch Trung tâm Truyền thông về Rủi ro và Bằng chứng Winton, thuộc Đại học Cambridge, cho biết: “Nếu được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ phải nhập viện giảm khoảng 90%".

Nhân viên y tế Singapore đang lấy mẫu xét nghiệm về những ca nhập viện gần đây
Nhân viên y tế Singapore đang lấy mẫu xét nghiệm về những ca nhập viện gần đây

Trong khi đó, tại Singapore, đất nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất Đông Nam Á cho thấy, những người được tiêm chủng chiếm 3/4 trường hợp mắc bệnh COVID-19 gần đây, nhưng rất ít người bị ốm nặng hay nhập viện. Điều này càng chứng minh rằng, dù vắc-xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng, nhưng COVID-19 vẫn là nguy cơ cao ngay cả những người được tiêm chủng cũng có thể lây nhiễm.

Bộ Y tế Singapore cho biết, trong số 1.096 ca nhiễm trong 28 ngày qua, 484 người, tương đương khoảng 44% là ở những người được tiêm chủng đầy đủ, trong khi 30% đã được tiêm chủng một mũi và chỉ hơn 25% chưa được tiêm chủng. Trong đó, 7 trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng cần thở oxy và một trường hợp khác đang trong tình trạng nguy kịch phải được chăm sóc đặc biệt thì không ai trong số 8 trường hợp này đã được tiêm phòng đầy đủ.

“Tiếp tục có bằng chứng cho thấy việc tiêm chủng giúp ngăn ngừa bệnh hiểm nghèo. Tất cả những người được tiêm chủng đầy đủ bị nhiễm bệnh đều không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ", Bộ Y tế thông báo.

Một mối quan tâm khác là bao lâu nữa vắc xin hết tác dụng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ kháng thể giảm theo thời gian, nhưng vẫn chưa rõ sự suy giảm này có ý nghĩa gì đối với khả năng miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng, nhập viện và tử vong. Vì thế, mũi tiêm nhắc thứ 3 hoặc nhiều hơn nữa vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Trọng Trí (theo The Guardian, SCMP)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi