Bí thư Đinh La Thăng: Lợi ích địa phương cản trở liên kết vùng

18/08/2016 - 10:48

PNO - Sáng 18/8, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã chủ trì Hội nghị chuyên đề kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bi thu Dinh La Thang: Loi ich dia phuong can tro lien ket vung
Bí thư Đinh La Thăng cho rằng kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn nhiều hạn chế

“Hôm nay chúng ta bàn về kết nối vùng, trước hết là kết nối giao thông nêu những thuận lợi, bất cập để xác định giải pháp, lâu dài, trước măt, tập trung vào một số dự án, xác định nguồn lực ở đâu để cùng bàn. Phải xác định liên kết giao thông lợi ích giữa các vùng chứ không phải hai tỉnh địa phương gần nhau”, Bí thư Thăng nói.

Sáng 18/8, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã chủ trì Hội nghị chuyên đề kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bí thư Đinh La Thăng cho rằng kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như TP.HCM.

“Hiện nay, hệ thống quản lý đô thị liên kết vùng chưa theo kịp, cơ chế liên kết vùng còn hạn chế, nguồn lực còn phân tán, chúng ta cứ nói liên kết vùng nhưng chưa có cơ chế điều hành, giải pháp cũng chưa phù hợp dẫn đến phân tán, tản mạn theo từng địa phương và theo từng lợi ích của từng địa phương”, ông Thăng nói.

Theo Bí thư Thăng, TP.HCM với vai trò điều hành đang rất quyết liệt bàn với các tỉnh, tổ chức hội thảo, các giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để kiến nghị với Trung ương, để đánh giá những tồn tại bất cập thời gian qua để đề ra các giải pháp trong thời gian tới.

“Hôm nay chúng ta bàn về kết nối vùng, trước hết là kết nối giao thông nêu những thuận lợi, bất cập để xác định giải pháp, lâu dài, trước măt, tập trung vào một số dự án, xác định nguồn lực ở đâu để cùng bàn. Phải xác định liên kết giao thông lợi ích giữa các vùng chứ không phải hai tỉnh địa phương gần nhau. Làm sao để sau cuộc họp này, có được những dự án triển khai. VD: TP.HCM triển khai ngay quốc lộ Cao tốc Mộc Bài - Tây Ninh... hoặc nối với Bình Dương mở rộng quốc lộ 13, nối với Tiền Giang mở rộng quốc lộ 50, ngoài giải pháp tổng thể ra thì tập trung các giải pháp cụ thể, có những sáng kiến.” ông Thăng đề nghị.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, là vùng hội đủ các điều kiện lợi thế phát triển của các ngành đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Bi thu Dinh La Thang: Loi ich dia phuong can tro lien ket vung
Hình ảnh tại Hội nghị

Từ năm 1998 đến nay bám sát thực hiện các chỉ đạo của Trung ương cùng sự nỗ lực phấn đấu của các tỉnh thành trong vùng, cơ cấu kinh tế các tỉnh thành trong vùng đã có bước chuyển dịch nhanh và đúng hướng tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ hiệu quả sản xuất được nâng cao về chất và lượng đã huy động được các nguồn lực đầu tư cho cơ sở các công trình dân sinh môi trường đầu tư cải thiện đáng kể. Kết quả giai đoạn 2001-2014 kinh tế vùng có mức tăng trưởng ổn định cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước trên 1, 5 lần. Mặc khác hệ thống kết cấu hạ tầng toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục được đầu tư mở rộng và nâng cấp. Riêng đối với các lĩnh vực hạ tầng giao thông đã thi công cải tạo nâng cấp hoành thành nhiều tuyến đường kết nối TP HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cả 3 lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Ông Phong nêu ra những khó khăn và hạn chế, các tỉnh trong vùng đều xem trọng mối quan hệ liên kết hợp tác với nhau trong quá trình phát triển kế nối hạ tầng giao thông nhưng chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức về tổ chức, con người chịu trách nhiệm nghiêng cứu tham mưu thực hiện các chương trình liên kết, các dự án hạ tầng giao thông do Trung ương đầu tư trên địa bàn các tỉnh trong vùng còn hạn chế và chậm được triển khai.

Mặt khác các địa phương trong vùng chưa phát huy tối đa hiệu quả sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong việc kết nối giao thông trong vùng và liên vùng. Những khó khăn hạn chế trên có nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan, trong đó nổi bật là hai nguyên nhân sau: Chưa có sự phân công để xác định rõ vai trò trách nhiệm của từng địa phương trong việc kết nối hạ tầng giao thông. Chưa có cơ chế chính sách cụ thể mang tính đặc thù đột phá trong việc kết nối hạ tầng giao thông giữa các địa phương trong vùng.

“Để cụ thể hóa việc thực hiện kết luận của hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi thảo luận và đi đến thống nhất về vấn đề chung của lãnh đạo 8 tỉnh thành về hoạt động liên kết phát triển giao thông vùng, nội dung cụ thể cần phối hợp triển khai thực hiện và các đề xuất kiến nghị với các cơ quan Trung ương cho công tác kết nối hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong năm 2016 và những năm tiếp theo” - ông Nguyễn Thành Phong đề nghị.

Bi thu Dinh La Thang: Loi ich dia phuong can tro lien ket vung

GĐ Sở giao thông Vận tải TP.HCM, Bùi Xuân Cường cho biết, TP đã dự kiến đầu tư hạ tầng giao thông các tuyến kết nối trong giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo, để đồng bộ khai thác, tổ chức giao thông liên vùng, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh trong công tác đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chính kết nối gồm: triển khai đầu tư các dự án kết nối TP.HCM và các tỉnh theo nguyên tắc như: Đối với các dự án do địa phương đầu tư, TP đảm nhận phần xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng theo địa giới hành chính, tỉnh liên quan đảm nhận phần xây dựng và chi phí giải phóng mặt bằng thuộc địa bàn tỉnh. Đảm bảo an toàn bến khách ngang sông…

Tại cuộc họp, chủ tịch UBND tỉnh Bà Ria Vũng Tàu đề nghị: Đối với BRVT, sân bay Long Thành – Đồng Nai là lợi ích quốc gia cả nước, cần tranh thủ làm sớm đường kết nối…

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI