Bất thường giá gạo Việt Nam đột ngột giảm: Sập bẫy Trung Quốc?

26/04/2016 - 08:08

PNO - Có những thương lái Trung Quốc làm ăn bát nháo, nắm được tâm lý dân Nam gạo nhiều quá nên ai cũng muốn bán trước nên họ có kế mua rẻ.

Vào giữa tháng 4 vừa qua, giá gạo xuất khẩu của nước ta có dấu hiệu đột ngột giảm, gạo 5% tấm giảm 5 USD/tấn so với tháng trước đó, hiện chỉ còn hơn 370 USD/tấn. Theo đánh giá của Trung tâm Tin học và thống kê (Bộ NN-PTNT), đây là hiện tượng không bình thường bởi giá lúa trong nước tăng, giá gạo xuất khẩu của các nước trong khu vực vẫn giữ nguyên, thậm chí cao hơn.

Cụ thể hơn, đối với gạo 5% tấm của các quốc gia đang có giá gạo ở mức cao như: Ấn Độ với 380 USD/tấn, Campuchia 460 USD/tấn. Hơn thế, một số nước giá gạo xuất khẩu trong khi Việt Nam giảm thì họ còn có chiều hướng tăng thêm 5 USD/tấn như Thái Lan, Pakistan.

Trao đổi với báo Phụ nữ TP.HCM trước thực trạng này, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia Nông nghiệp nhận định, nguyên nhân chủ yếu là do các công ty của ta tranh nhau xuất hàng nhanh.

Bat thuong gia gao Viet Nam dot ngot giam: Sap bay Trung Quoc?
Giá gạo xuất khẩu gạo Việt Nam giảm đột ngột. Ảnh: VOH

Theo GS, phải nói rằng mình không thiếu gạo cho nên có lúc người ta đồn là đang hạn nặng nên thiếu lúa, để đẩy giá cao nhưng thực chất không phải vậy, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sau đó giá lại trở lại bình thường. Bây giờ xuất khẩu giá thấp là do tỉnh nào cũng muốn xuất khẩu gạo cho nên không tuân thủ theo quy định phải giữ giá của mình cho phải chăng.

Ai cũng muốn xuất nên đưa giá xuống, các Cty không đồng lòng với nhau cho nên các thương lái quốc tế cũng nắm bắt được tâm lý, họ đã hạ giá. Giá thấp là do bản thân mình tranh nhau.

Mặc dù Vinafood và VFA (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) cũng có quy định là phải bán theo giá VFA niêm yết nhưng chắc chắn là cũng có những người đi lối sau chào hàng để có thể tiêu thụ gạo của họ.

GS phân tích thêm về nguyên nhân, hiện tại Thái Lan đang xả hàng gạo cất trữ 2 năm nay, số lượng gạo cũng rất lớn, họ muốn bán với giá gốc.

Nói về việc mặc dù giá gạo Thái Lan có giảm đi nhưng vẫn cao hơn Việt Nam, GS Võ Tòng Xuân lý giải rằng: "Thường thường các Cty nước ngoài mua gạo Việt Nam nhắm vào giá gạo Thái Lan rồi bớt xuống 20-30 USD/tấn. Từ lúc xuất khẩu gạo cho tới giờ đều như thế vì họ biết gạo của Việt Nam là không chắc chắn về chất lượng, nên nếu kiện tụng thì cũng rất tốn thì giờ, cho nên họ đồng lòng với nhau".

Chuyên gia dẫn chứng: "Ví dụ như hồi mới xuất khẩu, năm 1989-1990, họ đưa ra một quy định, trong tất cả các thương lái quốc tế, mua gạo Việt Nam thì phải lấy giá của Thái Lan bớt đi 50 USD/tấn. Cái này gọi là "Rủi ro về nguồn gốc".

Mua gạo Việt Nam không biết nguồn gốc, mở bao ra là có 2-3 loại gạo ở trong, mà có kiện tụng thì Việt Nam mình khó khăn lắm, lúc đó chủ yếu là các Cty quốc doanh xuất khẩu. Bởi vậy, tất cả các doanh nghiệp nước ngoài khi mua gạo Việt Nam đều trừ 50 USD/tấn so với Thái".

Bat thuong gia gao Viet Nam dot ngot giam: Sap bay Trung Quoc?
GS Võ Tòng Xuân

Về sau này, từ tình hình đó có một số Cty tư nhân cũng cố làm cho tốt nên các Cty quốc doanh cũng phải cố làm cho tốt nên phí "Rủi ro về nguồn gốc" từ 50 USD giảm xuống còn 30 USD, thậm chí là 10 USD tùy từng trường hợp nhưng không có cái nào bằng của Thái Lan bởi vì họ biết gạo Việt Nam không có nguồn gốc, chỉ mua từu thường lái, chỉ trừ những Cty đã làm nên thương hiệu riêng, GS cho hay.

"Ví dụ như Cty làm ra gạo Âu Cơ thì những khách hàng mà họ đi xuống nơi sản xuất, họ mục kích và thấy rõ ràng Cty Vĩnh Phú thì họ đồng ý thu mua với giá quốc tế. Và gạo này xuất sang Anh Quốc cũng bán với giá cao, 2 USD/kg. Còn lại là các gạo khác, không Cty nào tin tưởng vào nguồn gốc", ông dẫn chứng cụ thể.

Nói về nhân tố quyết định giá gạo, chuyên gia khẳng định rằng: "Chủ yếu là do chất lượng gạo. Điển hình như của Campuchia, Cty xuất khẩu nào của họ cũng rất uy tín, họ được quốc tế, cụ thể là Cty Tài chính quốc tế của Ngân hàng thế giới tài trợ để xây dựng hệ thống gạo có chất lượng, thành ra họ đã được uy tín từ đó".

Hàng năm, mỗi một Cty của họ bán chưa tới 900 tấn/năm, do dó người ta chắc chắn gạo của họ tốt thật, còn của Việt Nam thì trăm nghìn tấn, còn Vinafood bán cả triệu tấn/năm thì họ cho rằng gạo của mình không thể làm tốt, không có nguồn gốc.

Nhận định thêm về điểm yếu của gạo xuất khẩu Việt Nam khó chứng minh nguồn gốc, GS Võ Tòng Xuân cho rằng chủ yếu là do các thương lái trộn các loại gạo lại với nhau rồi giao lại cho Vinafood và các Cty quốc doanh.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI