“Bản đồ dọc” - Bước đi thâm hiểm của Bắc Kinh

27/06/2014 - 07:41

PNO - PN - Trung Quốc (TQ) vừa chính thức phát hành bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên, ngang nhiên “nuốt trọn” gần như toàn bộ Biển Đông. Động thái nguy hiểm của TQ thể hiện dã tâm bành trướng không có điểm dừng, đe dọa đến an ninh và...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bản đồ địa hình và bản đồ hành chính “Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, do Nhà xuất bản Bản đồ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam vẽ, đã được Cục Thông tin địa lý đo lường quốc gia TQ phê chuẩn và chính thức phát hành ngày 23/6 vừa qua.

“Ban do doc” - Buoc di tham hiem cua Bac Kinh

Người phát ngôn Bộ ngoại giaoo Philippines Charles Jose cho biết, bản đồ dọc của TQ là biểu hiện của "chủ nghĩa bá quyền đầy tham vọng" - Ảnh: Phil Star

Tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết, bản đồ này còn dự kiến đưa vào dùng trong nhà trường ở TQ. Cũng trên tờ SCMP, ông Lee Yunglung, giáo sư Học viện Biển Đông của TQ, nhận xét, TQ “tung” bản đồ mới để kiểm tra phản ứng từ các nước láng giềng, vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển Đông. “Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để chính quyền TQ chính thức hợp pháp hóa bản đồ này. Mặt khác, với trong nước, bản đồ này giúp tăng cường nhận thức trong người dân TQ về vấn đề biển đảo, và nó trở thành một bằng chứng để tăng cường và củng cố tuyên bố chủ quyền của TQ”, ông Lee nhận định.

Ngay sau khi TQ phát hành bản đồ mới, Philippines lên tiếng bác bỏ. Ngày 25/6, Manila ra tuyên bố lên án bản đồ dọc, trong đó có “đường lưỡi bò” phi lý bao trùm gần hết Biển Đông - một điều chỉnh về bản đồ mang âm mưu thâm hiểm và lâu dài của TQ. Trang mạng Philstar dẫn lời ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, cho biết bản đồ dọc của TQ, một biểu hiện của “chủ nghĩa bá quyền đầy tham vọng”, đã hiển nhiên vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ông Jose nói: “Bản đồ dọc thể hiện chính sách bành trướng của TQ và gây căng thẳng trên Biển Đông”. “Chúng ta nên lưu ý rằng không có một quốc gia nào trên thế giới công nhận “đường lưỡi bò” của TQ, vì thế việc phát hành bản đồ dọc không giúp TQ biến những vùng biển đảo nước này yêu sách thành lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ”.

“Ban do doc” - Buoc di tham hiem cua Bac Kinh

Lei Yixun, Tổng biên tập NXB Bản đồ tỉnh Hồ Nam giới thiệu tập bản đồ dọc của TQ - Ảnh: Xinhua

Trước việc TQ liên tiếp gây hấn và gia tăng các hành động ngang ngược, yêu sách chủ quyền một cách phi lý ở Biển Đông, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nhiều nước không ngừng tranh thủ sự hậu thuẫn quốc tế. Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Bùi Văn Khoa đã gặp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Phần Lan Timo Juhani Soini để trao thư của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam liên quan đến việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 24/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy phối hợp cùng Viện Quan hệ quốc tế Na Uy (NUPI) tổ chức tọa đàm về “Tình hình Biển Đông và các tác động đối với an ninh khu vực”.

Bên cạnh sự kiên trì đấu tranh của các nước đang phải chịu sự gây hấn trực tiếp của TQ như Philippines, Việt Nam, các thành viên ASEAN cũng đồng thuận là cần căn cứ vào luật pháp quốc tế để đối phó với hiểm họa chung TQ. Ngày 24/6, trong khi đang công du tại Mỹ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tuyên bố, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế chứ không phải bằng sức mạnh. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh: “Xét về mặt quan điểm, một quốc gia phải tồn tại trong hệ thống quốc tế mà ở đó có các nước lớn và các nước nhỏ, việc giải quyết tranh chấp không thể được quyết định bởi sức mạnh. Tôi cho rằng luật pháp quốc tế phải có trọng lượng lớn đối với cách thức xử lý các tranh chấp này”.

Việc ASEAN kịp thời phản ứng trước mỗi động thái gia tăng căng thẳng của TQ tiếp tục được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Hãng tin AP dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel cho rằng, hành động cưỡng ép của TQ để thực thi yêu sách chủ quyền trên biển không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn hủy hoại vị thế của nước này trên trường quốc tế.

 HÒA NINH (Theo AP, Reuters, SCMP, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI