Ấn Độ phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 DNA đầu tiên trên thế giới

21/08/2021 - 10:18

PNO - Cơ quan Quản lý dược phẩm của Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho một loại vắc xin COVID-19 do Zydus Cadila sản xuất. Đây là loại vắc xin dùng để phòng ngừa bệnh COVID-19 ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, được phát triển theo công nghệ DNA đầu tiên trên thế giới.

Việc phê duyệt này giúp đẩy nhanh tiến trình tiêm ngừa của Ấn Độ, hướng đến mục tiêu tiêm chủng cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện ở nước này vào tháng 12 và tiêm liều đầu tiên cho những người dưới 18 tuổi, trong bối cảnh Ấn Độ đang phải đương đầu với việc ngăn chặn làn sóng lây nhiễm đang lan nhanh ở một số bang.

Các ống tiêm đã qua sử dụng bị vứt bỏ trong thùng sau khi chúng được sử dụng để tiêm vắc-xin phòng bệnh coronavirus (COVID-19) ở Mumbai
Các ống tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đã qua sử dụng bị vứt bỏ  ở Mumbai - Ảnh: Reuters

Loại vắc xin nói trên, có tên gọi ZyCoV-D, sử dụng một phần vật liệu di truyền từ virus có khả năng đưa ra các chỉ thị là DNA hoặc RNA để tạo ra các loại protein mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và tạo phản ứng chống lại.

Khác với các hầu hết các loại vắc xin COVID-19 vốn cần phải được tiêm 2 liều hoặc 1 liều duy nhất, ZyCoV-D được sử dụng với 3 liều.

Nhà sản xuất ZyCoV- Cadila Healthcare Ltd (tên niêm yết của Zydus Cadila) - đặt mục tiêu sản xuất từ 100 triệu đến 120 triệu liều ZyCoV-D hàng năm và hiện đã bắt đầu dự trữ vắc xin. ZyCoV, được công ty này hợp tác Bộ Công nghệ sinh học Ấn Độ để phát triển, là loại vắc xin thứ hai do nước này sản xuất và được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Vắc xin đầu tiên là Covaxin do công ty Bharat Biotech chế tạo.

Hồi tháng 7, Zydus Cadila cho biết vắc xin COVID-19 do công ty sản xuất có tác dụng chống lại các biến thể mới của coronavirus, đặc biệt là biến thể Delta, và việc tiêm vắc xin này được thực hiện bằng dụng cụ phun xịt mà không dùng kim tiêm, một điều khác biệt với các loại vắc xin truyền thống.

Zydus Cadila cũng đã gửi dữ liệu đánh giá liệu trình tiêm 2 liều vào tháng 7 và dự định sẽ trình cơ quan quản lý chấp thuận liệu trình tiêm này.

Ngày 1/7, công ty đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng ZyCoV-D, sau khi thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 28.000 tình nguyện viên trên cả nước Ấn Độ cho thấy hiệu quả 66,6%.

Nhất Nguyên (theo Reuters, Yahoo News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI