Việt Nam nằm trong nhóm nước chiếm hơn một nửa số chất thải nhựa trôi ra đại dương

24/06/2019 - 10:00

PNO - Năm quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm hơn một nửa trong số tám triệu tấn chất thải nhựa trôi dạt ra các đại dương mỗi năm.

Ngày 23/6, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã thông qua một thỏa thuận chung nhằm chống lại rác thải đại dương

Theo báo cáo năm 2017 của tổ chức Bảo tồn đại dương, năm quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm hơn một nửa trong số tám triệu tấn chất thải nhựa trôi dạt ra các đại dương mỗi năm. Tình trạng môi trường ở Đông Nam Á ngày càng đáng báo động, từ chuyện cá voi chết vì ăn phải nhựa đến chuyện kênh rạch bị tắc nghẽn do rác. 

Viet Nam nam trong nhom nuoc chiem hon mot nua so chat  thai nhua troi ra dai duong
Tỷ lệ thu gom rác thấp nhiều nơi ở châu Á là một trong những lý do chính khiến rất nhiều rác thải nhựa trôi ra biển - Ảnh: AFP/Noel CELIS

Tại cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra từ ngày 20-23/6, các nhà lãnh đạo từ 10 quốc gia cùng ký “Tuyên bố Bangkok” về chống ô nhiễm đại dương, cùng với lời hứa sẽ “ngăn chặn và giảm đáng kể các mảnh nhựa ở biển”.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Thái Lan được cho là thân thiện với môi trường, thông qua việc phát những cuốn sổ tay bằng giấy tái chế, túi vải và hộp đựng thức ăn làm từ nhựa tái sử dụng. Ngoài việc tạo ra hàng tỷ tấn rác thải nhựa mỗi năm, các quốc gia Đông Nam Á còn nhập khẩu rác từ các nền kinh tế phát triển hơn như Mỹ và Canada. Tổ chức Greenpeace kêu gọi các quốc gia ngừng chấp nhận rác, mà hầu hết đều đổ về các bãi rác và môi trường nước nếu không được xử lý đúng cách. Tara Buakamsri nói thêm rằng cuộc chiến chất thải biển cần mở rộng để bao gồm cả vấn đề cấm nhập khẩu nhựa.

Những hình ảnh đáng báo động về các kênh rạch ô nhiễm ở Philippines, những bãi biển đầy nhựa của Việt Nam, hay cá voi, rùa và chim nghẹt thở vì nuốt phải nhựa đẩy vấn đề rác thải nhựa của Đông Nam Á lên hàng đầu thế giới. Một số doanh nghiệp tư nhân ở Thái Lan và Việt Nam bắt đầu thay thế các sản phẩm nhựa như túi và ống hút bằng vật liệu có thể tái chế, nhưng dường như chính sách của chính phủ vẫn chưa theo kịp.

Nhà hoạt động Tara Buakamsri từ tổ chức Greenpeace tại Thái Lan nói: “Nếu các nước không giảm lượng nhựa sử dụng một lần trong quá trình sản xuất, Tuyên bố Bangkok sẽ không thành công”.

Ngoài ra, thỏa thuận cũng bỏ qua các hình phạt đối với các công ty hoặc quốc gia vi phạm nhiều nhất và không chỉ định các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề. 

Linh La (theo CNA, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI