Trung Quốc gấp rút “chủ quyền hóa” biển đảo trước COC

18/06/2014 - 19:05

PNO - PN - Vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã chính thức chỉ trích “chương trình đảo hóa” của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông, một động thái đe dọa an ninh và ổn định trong khu vực.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trung Quoc gap rut “chu quyen hoa” bien dao truoc COC

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario chỉ trích “chương trình đảo hóa” của TQ ở Biển Đông - Ảnh: Reuters

Ông khẩn thiết kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan ngưng ngay các hoạt động xây dựng để tránh làm căng thẳng leo thang. Theo Ngoại trưởng Philippines, TQ ráo riết xây dựng và mở rộng ở quần đảo Trường Sa nhằm thay đổi đặc tính, chuyển đổi các rạn san hô, bãi đá, đảo chìm không người ở thành đảo để tăng thêm quyền lợi hàng hải của mình trong tương lai.

“Họ đang đẩy nhanh chương trình mở rộng ở Biển Đông trước khi các bên ký kết Bộ quy tắc ứng xử (COC). Họ cũng cố gắng làm điều này trước khi tòa án trọng tài phán quyết đơn kiện của Philippines”, ông Del Rosario khẳng định. Bản chất việc làm của Bắc Kinh là nhằm “đảo hóa” các bãi đá, các đảo chìm, các rạn san hô, xây dựng đảo nhân tạo - một mặt làm căn cứ quân sự, mặt khác làm căn cứ tính toán đường cơ sở theo Công ước về Luật Biển năm 1982, mà TQ là một bên ký kết.

Về mưu đồ thâm hiểm này của TQ, tờ South China Morning Post (SCMP) xuất bản tại Hồng Kông đã chỉ rõ, việc xây dựng hai căn cứ hải quân lớn ở Trường Sa - tại bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn và bãi đá Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết - nằm ngay yết hầu Biển Đông, nhằm chặn đường ra biển của Việt Nam, nhân thêm sức mạnh cho hải quân TQ, thực hiện mưu đồ bá chủ Biển Đông.

Dù TQ đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS) từ năm 1996, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục ngang ngược đưa ra các yêu sách chủ quyền hàng hải ở Biển Đông. TQ cũng là một thành viên trong Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), nhưng cố tình gây xung đột và căng thẳng trên vùng biển quốc tế, nghiêm trọng nhất là việc dùng vũ lực ngang nhiên chiếm bãi đá ngầm Scarborough (Hoàng Nham) của Philippines và hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động của TQ đang bị các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ, Philippines còn kiện Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài của LHQ ở La Haye (Hà Lan) đòi làm rõ quyền thăm dò và khai thác tài nguyên theo Công ước Luật Biển. Nhắm thấy không dễ dùng “luật rừng” để “ăn tươi nuốt sống” biển đảo của các nước láng giềng trong khu vực, Bắc Kinh bắt đầu điều chỉnh chính sách Biển Đông. Trước tiên, TQ đưa văn bản vu cáo Việt Nam lên LHQ để mong tìm kiếm những tiếng nói đồng tình tại diễn đàn này, sau đó là ra rả nói đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Theo các nhà phân tích, động thái của TQ ở Biển Đông là bước đi đón trước việc nước này buộc phải chuyển hướng sang đối phó theo luật pháp quốc tế.

Trung Quoc gap rut “chu quyen hoa” bien dao truoc COC

Người phát ngôn Bộ Ngoại giap Hoa Xuân Oánh vẫn ngang ngược tuyên bố xằng bậy - Ảnh: Xinhua 

Đáp lại cáo buộc của Manila, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang ngược tuyên bố “Bắc Kinh có quyền làm những gì mình muốn làm trên các đảo ở Biển Đông vì thuộc lãnh thổ của TQ” và vu cáo ngược lại Philippines “Manila đã chiếm đóng bất hợp pháp một số hòn đảo và ở đó có các hoạt động xây dựng”.

Chính sách Biển Đông của Bắc Kinh đã thay đổi đáng kể từ “quy tắc” sang “tự do”, Want China Times dẫn lời ông Wen Yang, Tổng biên tập United Chinese Press tại New Zealand viết. Trong khi TQ từng tham gia vào việc cho ra đời Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực, giờ đây lại nhấn mạnh sự “tự do can thiệp”, một hành động đi ngược với tinh thần ứng xử hòa bình ở Biển Đông.

CẨM HÀ (Theo SCMP, Inquirer.net, Want China Times, Reuters, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI