“Tóc xanh vạt áo”: Nơi người trẻ thể hiện tình yêu văn hóa Việt

24/03/2024 - 12:24

PNO - Sáng 24/3, tại TPHCM, Ngày hội Việt phục "Tóc xanh vạt áo" mùa thứ 4 thu hút đông đảo người trẻ tham dự.

Sáng 24/3, ngày hội Việt phục Tóc xanh vạt áo mùa thứ 4 chính thức diễn ra tại Trường Địa học Khoa học Xã hội và Nhân văn (quận 1, TPHCM). Đây là sự kiện trọng điểm, mở màn cho tuần lễ văn hoá Sóng đôi được tổ chức thường niên bởi Đoàn Trường.
Sáng 24/3, ngày hội Việt phục Tóc xanh vạt áo mùa thứ 4 chính thức diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (quận 1, TPHCM). Đây là sự kiện trọng điểm, mở màn cho tuần lễ văn hóa Sóng đôi được tổ chức thường niên bởi Đoàn trường.
Sau 3 năm tổ chức, đến nay, sự kiện Tóc xanh vạt áo là điểm hẹn văn hoá mà những người trẻ yêu cổ phục Việt tìm đến. Để tạo được niềm tin yêu với công chúng, những người tổ chức hoạt động này liên tục bàn luận để rút kinh nghiệm qua từng năm, hoàn thiện ở nhiều mặt. Năm nay, nhóm tiếp tục mở rộng quy mô sự kiện để khẳng định vị thế của một ngày hội văn hoá truyền thống quy mô lớn tại miền Nam.
Sau 3 năm tổ chức, đến nay, sự kiện Tóc xanh vạt áo là điểm hẹn văn hóa mà những người trẻ yêu cổ phục Việt tìm đến. Năm nay, nhóm tiếp tục mở rộng quy mô sự kiện để khẳng định vị thế của một ngày hội văn hóa truyền thống quy mô lớn tại miền Nam.
Tóc xanh vạt áo mùa thứ 4 có hơn 30 gian hàng với 25 đơn vị làm trong lĩnh vực văn hoá tham gia. Những đơn vị này đến từ nhiều địa phương khác nhau, góp phần làm đa dạng cho sự kiện. Trong ảnh, gian hàng của đơn vị ProductionQ
Tóc xanh vạt áo mùa thứ 4 có hơn 30 gian hàng với 25 đơn vị trong lĩnh vực văn hóa tham gia. Những đơn vị này đến từ nhiều địa phương, góp phần làm đa dạng cho sự kiện. Trong ảnh, gian hàng của đơn vị ProductionQ - Nhà sản xuất của phim Kẻ ăn hồn, series Tết ở làng địa ngục... thu hút khá đông khách đến tham quan.
Anh Hoàng Quân, đại diện của ProductionQ giới thiệu với khách tham quan về phục trang
Anh Hoàng Quân, đại diện của ProductionQ giới thiệu với khách tham quan về phục trang của nhân vật Thập Nương trong phim Kẻ ăn hồn. Cùng với những chia sẻ về phục trang, nhiều thông tin về quá trình quay phim cũng được anh Hoàng Quân tiết lộ.
3
Nhà sưu tầm cổ vật Lê Gia mang đến một phần cổ vật mà ông đã sưu tập được qua nhiều năm. Lớn lên trong gia đình có truyền thống 3 đời sưu tầm cổ vật, anh Lê Gia có nhiều chia sẻ hữu ích với người xem về giá trị cổ vật và cách phân biệt cổ vật với đồ giả cổ.
4
Gian trưng bày của nhà sưu tầm cổ vật Lê Gia thu hút khá đông người xem. Ngoài thưởng lãm, các bạn trẻ có thắc mắc về cổ vật đều được nhà sưu tầm chia sẻ trực tiếp.
8
Bạn trẻ thích thú khi được thử trang phục từ gian hàng Hoa niên - Năm tháng tươi đẹp. Tại gian hàng này, khách tham quan được tận tay sờ các chất liệu, tìm hiểu hoa văn trên trang phục gắn với những triều đại nào.
9
Anh Tôn Thất Minh Khôi, đại diện ban tổ chức Ngày hội Việt phục giới thiệu với NSƯT Hải Phượng về các trang phục được trưng bày tại gian hàng Hoa niên - Năm tháng tươi đẹp.
10
Ngoài tham gia các hoạt động, trải nghiệm mặc cổ phục, chụp ảnh, những người yêu mến văn hóa còn có thể mang về những món quà nhỏ từ các gian hàng, hoặc mua sắm các sản phẩm văn hóa được trưng bày.
Các buổi nói chuyện về văn hoá như: Talkshow Thú chơi cổ ngoạn, Talkshow 280 Năm định chế áo dài, Workshop Di sản đô thị Sài Gòn - Nam bộ qua các bản đồ... cũng thu hút nhiều bạn trẻ yêu văn hoá.
Các buổi nói chuyện về văn hoá như: Talkshow Thú chơi cổ ngoạn, Talkshow 280 Năm định chế áo dài, Workshop Di sản đô thị Sài Gòn - Nam bộ qua các bản đồ... cũng thu hút nhiều bạn trẻ yêu văn hoá đến giao lưu, tham gia hỏi đáp. Trong ảnh là màn biểu diễn trang phục truyền thống của người Chăm Pa.

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI