PNO - Sáng 4/2 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tái hiện lễ dựng nêu theo nghi lễ triều Nguyễn.
![]() |
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng và tổ chức hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp. |
![]() |
Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán. |
![]() |
Từ Thế Miếu, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng. 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề. Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu, cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. |
![]() |
![]() |
Sau Triệu Miếu, Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại điện Long An, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng 6 Tết Nguyên đán. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay. |
![]() |
Do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên "quan viên, lính lệ" bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tham gia nghi lễ dựng nêu |
![]() |
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày tết người ta làm lễ “Thướng tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng tiêu có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy. |
![]() |
Trước ngày tết, người ta làm lễ Thướng tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày tết, rồi sau đó cúng những thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi. |
![]() |
Theo điển lệ, khi thấy cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung xưa, các nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn Tết cúng thần cùng tổ tiên và vạch vôi trừ ma quỷ. Ngày giờ dựng nêu của dân chúng sau định lệ của triều đình. |
![]() |
Hình ảnh cây nêu từ bao đời nay đã được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt, gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc. |
![]() |
Ngày xuân dựng nêu để mong muốn những điều tốt đẹp cho một năm mới đang tới. Hình ảnh cây nêu vươn mình đón nắng xuân biểu thị cho sức sống xuân đang trỗi dậy trong mỗi người dân Việt. Đó là những ý nghĩa tốt đẹp mà từ xa xưa, ông cha đã truyền lại cho thế hệ con cháu hôm nay. |
![]() |
Chính vì vậy, tại nhiều làng quê của Thừa Thiên Huế trong những những ngày giáp tết, nhiều họ tộc đã tổ chức dựng nêu trước đình làng với sự chứng kiến của đông đảo con cháu trong làng. Nhiều địa chỉ văn hóa của Huế cũng đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này bằng nghi thức dựng nêu được tổ chức trang trọng. |
![]() |
Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, những ngày đầu xuân mới điển lễ này thật sự đã tạo nên không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán. |
![]() |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
"Từ Đường cách mệnh đến Sửa đổi lối làm việc - Ánh sáng xuyên thế kỷ" là tác phẩm mới nhất về Bác Hồ, được phát hành vào đúng dịp 19/5.
Báo Phụ Nữ TP.HCM luôn quan tâm và dành nhiều đất cho lĩnh vực nghệ thuật truyền thống.
Bức tranh cổ động vẽ trên bức tường phía trước Tổng lãnh sự quán Cuba được thể hiện với những gam màu tươi tắn, bắt mắt.
Tang lễ của diễn viên quá cố được tổ chức kín đáo. Nhiều khán giả tiếc nuối khi không thể đến đưa tiễn ông.
Tuần lễ hoạt động kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước chính thức khai mạc.
Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2022 diễn ra từ ngày 17 đến 28/5 tại tỉnh Nghệ An.
“Quá nhiều di sản nghe nhìn đã thất truyền do con người coi thường giá trị của nó, hoặc bị phân hủy hóa học, hoặc do kỹ thuật lỗi thời.
Bộ sách 7 tập "COVID trong mắt trẻ thơ" với tranh minh họa của các em thiếu nhi được chọn vào chung khảo giải thưởng Dế Mèn lần 3-2022.
Báo Phụ Nữ TP.HCM đã trao đổi với nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về di sản nghe nhìn trong lĩnh vực điện ảnh.
Chưa được quan tâm đúng mức, thiếu một chiến lược tổng thể, di sản nghe nhìn ở Việt Nam đang ngày càng “mai một”.
Mười năm trước, tác phẩm của đạo diễn Asghar Farhadi đã làm rạng danh điện ảnh Iran trong làng phim quốc tế bằng câu chuyện căng thẳng...
Những chiếc áo dài đa dạng màu sắc, kiểu dáng, được các tập thể, cá nhân dự thi dàn dựng thành những tiết mục trình diễn vô cùng thú vị.
Tác giả Viên Nghiệp nói sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Chủ quán Dấu ấn phương Đông - nơi hoa hậu Giáng My chụp ảnh thời trang, đã có phản hồi xoay quanh vụ việc đang gây ồn ào.
Tròn 30 năm kể từ ngày công chiếu, "Indochine" vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt khi nhìn về một giai đoạn lịch sử.
Nhà biên kịch Lê Phương, tác giả của nhiều bộ phim nổi tiếng như “Biệt động Sài Gòn”, “Nơi gặp gỡ của tình yêu”... qua đời vì tuổi cao sức yếu.
Bức ảnh chụp Hoa hậu đền Hùng Giáng My ngồi trên mái nhà cổ khiến dư luận chỉ trích. TP. Hội An yêu cầu gỡ hình ảnh này.
Giữa cuộc tìm mịt mù là một dấu hiệu khác. Đôi bàn tay gần cả đời thanh thoát chớp mắt cái lóng ngóng không ủi nổi mớ lá nón nhăn nhúm.