Nữ chủ nhân đầu tiên của giải thưởng Fields lại mê văn học

14/08/2014 - 01:00

PNO - PNO: Thuở bé, Maryam Mirzakhani, nữ chủ nhân đầu tiên của giải toán học Fields lại có khát khao cháy bỏng là trở thành nhà văn.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Vào sáng 13/8, ngay tại Đại hội Toán học diễn ra ở Seoul (Hàn Quốc), giải thưởng Fields lần đầu tiên có nữ chủ nhân, đó là Maryam Mirzakhani, 37 tuổi, giáo sư toán của Đại học Stanford (California, Mỹ).

Nu chu nhan dau tien cua giai thuong Fields lai me van hoc

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun - hye chúc mừng nữ chủ nhân đầu tiên của giải thưởng Fields, giáo sư Maryam Mirzakhani - Ảnh: AFP

Ngay sau đó, các đồng nghiệp và học trò của Mirzakhani đều hết lòng khen ngợi và chúc mừng cho thành tích này của cô. “Tôi rất phấn khích vì cuối cùng ngày này cũng đến!”, ông Tim Gowers, nhà toán học của Đại học Cambridge, từng đoạt giải Fields, đã vui sướng thốt lên.

Ông Gowers chia sẻ thêm: “Tuy nữ giới có vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng nền tảng cơ bản của toán học, nhưng tất cả đều chưa được nhìn nhận xác đáng trong xã hội. Tôi thật sự chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi - mong chờ một phụ nữ được nhận giải thưởng vinh quang này, xóa tan những hoài nghi hoặc về khả năng toán học của nữ giới, để chứng minh cho thế giới rằng toán học không chỉ dành riêng cho nam giới chúng tôi!”.

Phó chủ tịch Hiệp hội Toán học quốc tế, ông Christiane Rousseau cũng vui mừng không kém: “Khoảnh khắc này không sao tả được! Lịch sử khoa học có Marie-Curie đoạt cả hai giải Nobel Vật lý và Hóa học, nhưng đây là lần đầu tiên, lịch sử toán học quốc tế đón chào một phụ nữ xuất sắc nhận giải thưởng danh giá này. Đây ắt hẳn là lời chúc mừng nữ giới khắp thế giới".

Nu chu nhan dau tien cua giai thuong Fields lai me van hoc

Với giải thưởng Fields, giáo sư Maryam Mirzakhani được kỳ vọng là ngọn đuốc soi đường cho nữ giới theo đuổi đam mê toán học - Ảnh: www.dailylife.com.au

Mirzakhani sinh ra và lớn lên ở chính quê hương Iran. Hồi bé, cô không hề có hứng thú với những con số, nhưng lại rất có năng khiếu về văn học. “Tôi từng có mơ ước cháy bỏng là trở thành nhà văn”, Mirzakhani trải lòng mình trong cuộc phỏng vấn do Đại học Oxford thực hiện năm 2008.

Chính anh ruột đã thay đổi mơ ước của Mirzakhani. Anh vô tình truyền cảm hứng và gieo trồng hạt giống toán học cho cô qua câu chuyện về những nhà toán học Đức, trong đó có Carl Friedrich Gauss. Ngay từ bé, chỉ trong vài giây, Gauss có thể nhẩm được tổng của dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100 (đáp án là 5050 và mẹo giải chính là ghép cặp những con số có tổng là 101). “Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy hứng thú với toán học, đặc biệt là với những phép giải vừa nhanh vừa tinh tế như vậy, tuy là tôi không thể giải lấy một mình”, nhà toán học nữ bồi hồi nhớ lại.

Đến thời niên thiếu, Mirzakhani giành huy chương vàng trong hai cuộc thi toán quốc tế Olympiad liên tiếp: 1994 và 1995 (đạt điểm tối đa).

Nu chu nhan dau tien cua giai thuong Fields lai me van hoc

Cô bé Maryam Mirzakhani từng mơ ước trở thành nhà văn

Nu chu nhan dau tien cua giai thuong Fields lai me van hoc

Nhưng, anh ruột đã truyền cảm hứng toán học cho cô

Khi trở thành sinh viên của Đại học Sharif, Mirzakhani giao lưu và kết thân với nhiều nhà toán học giàu đam mê và nhiệt huyết, toán học dường như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô, càng ngày càng làm cô thích thú và phấn khởi. Sau đó, tại Đại học Havard (Mỹ), khi cộng tác chung với Curt McMullen, một nhà toán học đã nhận giải Fields, Mirzakhani không khỏi thán phục những phương pháp toán học của ông, mà cô ví von là giản đơn mà trang nhã.

Mirzakhani thường nghiên cứu về lĩnh vực toán học liên quan đến hình học vi phân và các biến dạng của chúng. Cô đặc biệt hứng thú với mặt hyperbolic - giống như đường xoăn của mép phiến lá ở cải kale (cải lá xoăn). Theo thông tin của Hội Toán học Quốc tế, Marzakhani đoạt giải chính là nhờ những “cống hiến tối quan trọng và vĩ đại cho động lực học, hình học mặt Riemann, và hình học đại số”.

Năm ngoái, khi trao đổi với Hội Toán học Hoa Kỳ, Mirzakhani cho rằng khả năng toán học “đón nhận” nữ giới vẫn còn rất xa vời. “Rào cản xã hội cùng với khó khăn trong cân bằng thời gian giữa gia đình và công việc vẫn còn kìm hãm niềm đam mê toán học của nữ giới nói chung. Nó khiến phụ nữ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi muốn tiếp tục theo đuổi công việc”, cô tâm sự.

Nu chu nhan dau tien cua giai thuong Fields lai me van hoc

Maryam Mirzakhan cho rằng, toán học đòi hỏi sự kiên nhẫn để có thể phát hiện tinh hoa của nó ẩn sau vẻ ngoài sần sùi 

Ngoài ra, Mirzakhani, trong lúc giao lưu tại Đại học Oxford, cho rằng sự thiếu nỗ lực ở chính bản thân của phần lớn học viên cũng là nguyên nhân khiến toán học trở nên “kén” người học. Chính Mirzakhani từng học toán rất kém chỉ vì cô cảm thấy không hứng thú với nó. Mirzakhani chia sẻ thêm: “Tôi thấy rất rõ điều này vì nếu không thích thú, toán là một thứ gì đó vô vị và khô khan. Tuy nhiên, nghệ thuật và tinh hoa ẩn sâu trong lớp vỏ sần sùi cằn cỗi ấy, và bạn chỉ có thể cảm nhận được khi kiên nhẫn hơn”.

Một trong những nhà toán học hàng đầu ở sứ xở sương mù, ông Frances Kirwan, hiện làm việc tại Đại học Cambridge (Anh), tâm sự:“Gần đây, khoảng 40% sinh viên bậc đại học chuyên ngành toán là phụ nữ, nhưng trong những bậc học cao hơn, tỉ lệ này thấp đến mức khó tưởng tượng. Tôi hy vọng, giải thưởng này có thể khích lệ, tạo nguồn cảm hứng cho nhiều bạn nữ yêu thích toán học trong nước và quốc tế[ đồng thời giúp họ tăng thêm niềm tin vào khả năng của bản thân khi theo học ngành này; cũng như nhắm đến mục tiêu là chủ nhân mới của giải Fields trong tương lai”.

BÁCH CÁT (Theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI