Những phụ nữ Mỹ chèo chống khi chính phủ đóng cửa

04/10/2013 - 19:00

PNO - PN - Nói thật chính xác, không phải các nghị sĩ Mỹ ra lệnh đóng cửa một phần chính phủ từ trưa ngày 1/10/2013 do không còn ngân sách, mà lệnh đó được phát ra từ một phụ nữ vào nửa đêm 30/9, khi bà nhận định đã hết hy vọng vào...

edf40wrjww2tblPage:Content

Người phụ nữ đó là Sylvia Burwell, Giám đốc Văn phòng Ngân sách và quản trị (OMB) của Nhà Trắng, được coi là nhân vật “tay hòm chìa khóa” của Tổng thống Mỹ. Trong bức thư điện tử gửi đi chỉ 14 phút trước khi đồng hồ điểm 12g đêm, bà Burwell yêu cầu các cơ quan chính phủ thực hiện việc đóng cửa có trật tự theo kế hoạch đã được thông báo trước từ hôm 17/9.

Tuy mới nhận chức giám đốc OMB được nửa năm nhưng bà Burwell không lạ gì với việc chính phủ bị đóng cửa. 17 năm trước, khi chính phủ của Tổng thống Bill Clinton bị đóng cửa trong dịp Giáng sinh năm 1995, bà Burwell từng sát cánh với giám đốc của OMB lúc đó là bà Alice Rivlin để sắp xếp sao cho các nhân viên chính phủ, dù nghỉ việc vẫn có thể đảm bảo được những hoạt động tối cần thiết phục vụ công dân Mỹ, tránh tối đa tổn hại.

Năm 1998, khi mới 32 tuổi, bà Burwell đã trở thành Phó Giám đốc OMB và giữ chức vụ này đến năm 2001, trước khi chuyển sang làm trợ lý cho Chánh văn phòng Nhà Trắng Jack Lew - nay là Bộ trưởng Tài chính. Với tài thu vén của bà Burwell, trong ba năm đó Nhà Trắng luôn thặng dư ngân sách.

Nhung phu nu My cheo chong khi chinh phu dong cua

Bà Alice Rivlin và Tổng thống B. Clinton

Nhung phu nu My cheo chong khi chinh phu dong cua

Bà Sylvia Burwell

Lịch sử của OMB thật trớ trêu khi cả hai nữ giám đốc của cơ quan này đều phải gánh vác, làm dịu cú sốc đối với hàng trăm ngàn nhân viên chính phủ và hàng chục triệu người dân bị ảnh hưởng do các dịch vụ công bị tê liệt.

Bà Alice Rivlin, nữ giám đốc của OMB thời kỳ 1994 - 1996, nhớ lại, trách nhiệm nặng nề nhất của bà lúc đó là quyết định giữ lại hay đóng cửa hoạt động nào. Bà đã phải chịu rất nhiều áp lực, kể cả những cuộc biểu tình. Chẳng hạn như với cây thông Noel truyền thống ở gần Nhà Trắng có truyền thống từ năm 1923. Ban đầu bà Rivlin quyết định bỏ cây thông đó vì cho không cần thiết, nhưng sau đó đã có những cú điện thoại phản đối và có những người đề nghị sẽ hỗ trợ: Công ty điện lực Pepco ở Washington hứa cung cấp điện miễn phí, một vài công ty bảo vệ hứa sẽ cho vệ sĩ canh gác… Thế là cây thông lại sáng rực trong mùa Noel ấy.

Nghe tin chính phủ của Tổng thống B. Obama bị đóng cửa, Alice Rivlin kể, dù đã 17 năm qua đi nhưng hôm nay bà lại thấy sống lại cái cảm giác âu lo, day dứt như thời kỳ chính phủ Clinton bị đóng cửa 21 ngày.

Cả hai bà Burwell và Rivlin đều hiểu rõ sớm hay muộn, chính phủ cũng sẽ hoạt động trở lại sau khi các đảng trong Quốc hội dàn xếp được với nhau, nhưng họ vẫn luôn áy náy vì những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng này lại ở tầng lớp dưới.

 Như Kim

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI