Nghệ thuật – Du lịch TP.HCM: 'Bắt tay' được không?

24/10/2019 - 16:40

PNO - Thiếu một chương trình văn hoá nghệ thuật đặc trưng để phục vụ khách du lịch là điều lâu nay đã được nhìn thấy của TP.HCM. Với 'Hò dô', UBND TP muốn đây sẽ là Lễ hội Âm nhạc Quốc tế thường niên gánh vác trọng trách này.

Mảng trắng “kéo” du lịch từ các chương trình nghệ thuật

Hò dô 2019 (HOZO – Ho Chi Minh City International Music Festival), chương trình nghệ thuật do UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Văn hoá - Thể thao TP.HCM phối hợp với một số đơn vị liên quan thực hiện, mới đây vừa công bố thông tin cụ thể về hoạt động sẽ diễn ra từ 13 – 15/12.

Đặt trong bối cảnh Lễ hội Âm nhạc Quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM, Hò dô trở thành sự kiện đáng mong đợi vào dịp cuối năm 2019 và sẽ là lễ hội thường niên, theo định hướng phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đặt kỳ vọng vào Hò dô. Tại Việt Nam, một số chương trình nghệ thuật như vở diễn thực cảnh Hội An có tên Ký ức Hội An hay Tinh hoa Bắc Bộ (diễn tại làng Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), ở một mức độ nào đó, cũng trở thành sản phẩm tiêu biểu cho khách du lịch đến địa phương. Còn TP.HCM tuy là một thành phố lớn nhất nước nhưng lại không hề có một sản phẩm văn hoá nào có sự đặc trưng để thu hút khách du lịch. 

Nghe thuat – Du lich TP.HCM: 'Bat tay' duoc khong?
Lễ hội Âm nhạc Quốc tế lần đầu tiên - Hò dô 2019 được tổ chức ở đường đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM. Ảnh minh hoạ.

Nhạc sĩ Huy Tuấn, Giám đốc Âm nhạc và Nghệ thuật của Hò dô cho biết: “Một lễ hội âm nhạc là cần thiết cho bất kỳ thành phố nào, chưa nói đến thành phố lớn nhất đất nước, là trung tâm kinh tế và đặc biệt, nơi đang sở hữu một thị trường âm nhạc sôi động và đa dạng nhất như TP.HCM”. 

Thực tế, TP.HCM đã có Giai điệu mùa thu - một lễ hội âm nhạc hàn lâm diễn ra hàng năm (năm nay là lần thứ 12). NSƯT Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM từng cho biết ông và ban tổ chức kỳ vọng chương trình sẽ trở thành Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế của TP.HCM, như ở nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, trở thành bộ mặt văn hóa của đất nước.

Tuy nhiên, cho đến nay, sức lan toả của Giai điệu mùa thu chưa sâu rộng, mà chỉ dừng lại ở sân chơi của người làm nghề là chính. Lý giải cho điều này, NSƯT Trần Vương Thạch nói rằng vấn đề tài chính vẫn còn chật vật với sự hỗ trợ ngân sách từ Sở Văn hoá - Thể thao trong khi việc bán vé gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác tổ chức dù đã có sự hỗ trợ nhưng chưa cao từ chính quyền TP.HCM cho nên, qua nhiều mùa, Giai điệu mùa thu vẫn chỉ là sân chơi chuyên biệt cho nghệ sĩ trong nước, quốc tế và phục vụ một số lượng khán giả nhất định.

Nghe thuat – Du lich TP.HCM: 'Bat tay' duoc khong?
Đường đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những địa điểm tổ chức sự kiện đón mừng năm mới tại TP.HCM

"Gánh nặng" của Hò dô 2019 

Trước bối cảnh đó, không khó để hiểu vì sao Hò dô bỗng dưng... nặng gánh. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thuý – Phó Giám đốc Sở Văn hoá -Thể thao TP.HCM, Hò dô mang nhiều mục tiêu cần phải đạt được, trong đó chuỗi chương trình sẽ “giới thiệu những nét đẹp âm nhạc truyền thống Việt Nam, giới thiệu các nghệ sĩ, nhạc sĩ, các nhà sản xuất âm nhạc của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần định hướng thị hiếu âm nhạc và đưa âm nhạc đến gần với công chúng TP.HCM bằng hình thức hiện đại hơn”.

Theo nhạc sĩ Huy Tuấn, Hò dô có nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. Trong đó, âm nhạc truyền thống giữ vai trò chủ đạo và được cải biến để phù hợp với nhu cầu thưởng thức hiện đại. Ở đây, các nghệ sĩ quốc tế khi đến Việt Nam cũng sẽ theo yêu cầu của chương trình, lồng ghép được nhiều nhất âm nhạc của Việt Nam ở những hình thức trình diễn. Ví như nhóm nghệ sĩ quốc tế sẽ kết hợp cùng nghệ sĩ Ngô Hồng Quang của Việt Nam.

“Trên thế giới có rất nhiều lễ hội âm nhạc, một số trong đó mang tính chuyên biệt về thể loại nhạc như Jazz, EDM, Rock... Ban tổ chức của Hò dô chọn thực hiện tổng hợp các thể loại âm nhạc vì xuất phát từ hoạt động của thị trường âm nhạc Việt Nam trong những năm vừa qua. Chúng tôi muốn có một bức tranh tổng thể hơn, phong phú hơn về thể loại âm nhạc”, nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ.

Chưa dừng lại ở đó, Hò dô với nhiều hoạt động kết hợp liên quan đến triển lãm, ẩm thực, toạ đàm sẽ trở thành “một chương trình có thương hiệu, một sản phẩm văn hoá độc đáo của TP.HCM và đây cũng là định hướng chính của ban tổ chức lễ hội”.

Nghe thuat – Du lich TP.HCM: 'Bat tay' duoc khong?
Sự kiện dự kiến sẽ thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham gia. Ảnh minh họa

Nhưng, liệu Hò dô có bị quá tải với hàng loạt các hoạt động cùng diễn ra? Hò dô 2019, ngoài nghệ thuật và các hoạt động triển lãm, ẩm thực sẽ mang thông điệp "Một cộng đồng yêu nhạc văn minh - Một môi trường sống trong lành hơn", "More music, Less plastic" (nhiều âm nhạc hơn, ít rác thải nhựa hơn). Lồng ghép một thông điệp môi trường vào sự kiện nghệ thuật, điều này không mới nhưng liệu có hiệu quả và phù hợp không khi toàn bộ chương trình "nặng" nghệ thuật phải kèm thêm thông điệp bảo vệ môi trường?

Nghe thuat – Du lich TP.HCM: 'Bat tay' duoc khong?
Công tác an ninh sẽ là một yếu tố cần quan tâm khi tổ chức sự kiện

Tại Hò dô, ngoài 3 đêm nhạc diễn ra với sự góp mặt của hàng trăm nghệ sĩ trong nước và quốc tế, tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), còn có chương trình giao lưu nghệ sĩ với sinh viên tại sân vận động Hoa Lư (quận 1) để lan toả thông điệp của chương trình. Toạ đàm Nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế và Công nghiệp âm nhạc Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0  Xu hướng âm nhạc World Music cũng là một điểm nhấn đáng chú ý tại sự kiện.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thuý, hoạt động ẩm thực đi kèm trong một sự kiện nghệ thuật là điều đáng hoan nghênh vì TP.HCM hiện tại thu hút du lịch nhiều nhất ở sản phẩm du lịch văn hoá - di sản và thứ 2 là sản phẩm du lịch ẩm thực. Hiện Sở Du lịch đã chuyển thông tin chương trình đến với các đơn vị du lịch lữ hành và trực tiếp đưa vào tour khách quốc tế để giới thiệu.

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI