Nghề “hốt bạc” theo tết

25/01/2024 - 16:53

PNO - Dù chỉ mang tính thời vụ nửa tháng tết, song nhiều thợ cắm lan, gói bánh chưng… có thể kiếm được hàng chục triệu đồng.

Clip: Thợ cắm lan, gói bánh, nướng cá tất bật làm việc ngày giáp tết
Từ khoảng 15 tháng Chạp, thị trường hoa lan tết Nguyên đán Giáp Thìn tại Nghệ An đã bắt đầu sôi động. Để có được những chậu lan đẹp nhất, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh lan hồ điệp phải chi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để thuê các nhóm thợ cắm lan từ khắp nơi về làm việc. Tùy theo tay nghề, thợ cắm lan được trả công 15.000 - 30.000 đồng/cành lan.
Từ khoảng 15 tháng Chạp, thị trường hoa lan tết tại Nghệ An đã bắt đầu sôi động. Để có được những chậu lan đẹp nhất, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh lan hồ điệp phải chi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để thuê các nhóm thợ cắm lan từ khắp nơi về làm việc. Tùy theo tay nghề, thợ cắm lan được trả công 15.000 - 30.000 đồng/cành lan.
Gần chục năm theo nghề, anh Lê Văn Mạnh (37 tuổi, quê huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, dịp tết họ thường làm việc xuyên đêm để kịp cho chủ cửa hàng bàn giao lan cho khách. “Chúng tôi làm việc đêm nhiều hơn ngày, đây là thời điểm này yên tĩnh, không bị tác động bởi khách đến xem lan nên năng suất và sự sáng tạo tốt hơn. Nếu làm việc năng suất, một người ngày có thể cắm được 150 cành lan” - anh mạnh nói.
Gần chục năm theo nghề, anh Lê Văn Mạnh (37 tuổi, quê huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, dịp tết, thợ cắm lan thường làm việc xuyên đêm để kịp cho chủ cửa hàng bàn giao lan cho khách. “Chúng tôi làm đêm nhiều hơn ngày, vì lúc này yên tĩnh, không bị tác động bởi khách đến xem lan nên năng suất và sự sáng tạo tốt hơn. Một người ngày có thể cắm được 150 cành lan trong 1 ngày” - anh Mạnh nói.
Thu nhập được tính theo số lượng cành lan được cắm vào chậu, song anh Mạnh bảo rằng, không vì thế mà họ “cắm bừa” để lấy số lượng. Thợ cắm hoa lan đòi hỏi cao về tư duy nghệ thuật, sự tỉ mỉ, nhẫn nại và tính sáng tạo cao. Mỗi năm mình lại phải học hỏi thêm, thay đổi theo thị hiếu của khách hàng để làm sao những chậu lan mình cắm xong sẽ được khách hàng chú ý đến. “Nếu cắm lấy số lượng thì dễ, nhưng nếu vậy sau này ai còn thuê mình nữa” - anh Mạnh nói.
Thu nhập được tính theo số lượng cành lan được cắm vào chậu, song không vì thế mà thợ “cắm bừa” để lấy số lượng. Anh Mạnh cho biết, thợ cắm hoa lan đòi hỏi cao về tư duy nghệ thuật, sự tỉ mỉ, nhẫn nại và tính sáng tạo cao. Mỗi năm anh lại học hỏi thêm, thay đổi theo thị hiếu của khách hàng để những chậu lan cắm xong được khách hàng chú ý đến. “Nếu cắm lấy số lượng thì dễ, nhưng nếu vậy sau này ai còn thuê mình nữa” - anh Mạnh nói.
Anh Bùi Văn Tuấn (26 tuổi, quê Thanh Hóa) cho biết, công việc cắm hoa lan thường chỉ kéo dài đến 28 tết. Dù là công việc thời vụ, chỉ kéo dài chừng nửa tháng cuối năm, song mỗi thợ cắm hoa lan có thể kiếm được 40 - 100 triệu đồng mỗi dịp tết.
Anh Bùi Văn Tuấn (26 tuổi, quê Thanh Hóa) cho biết, công việc cắm hoa lan thường chỉ kéo dài đến 28 tết. Dù là công việc thời vụ, chỉ chừng nửa tháng cuối năm, song mỗi thợ cắm hoa lan có thể kiếm được từ 40 triệu đến 100 triệu đồng vào dịp tết.
Anh Trần Đức Bảo - chủ một cơ sở kinh doanh lan hồ điệp có tiếng ở thành phố Vinh - cho biết, thợ cắm hoa lan khá nhiều, song để cắm được bình hoa đẹp, độc, có tính nghệ thuật cao hợp ý khách thì không nhiều người làm được. Để chọn được thợ có tay nghề cao, anh Bảo thường phải liên hệ, làm hợp đồng thuê từ 2 tháng trước tết.
Anh Trần Đức Bảo - chủ một cơ sở kinh doanh lan hồ điệp có tiếng ở thành phố Vinh - cho biết, thợ cắm hoa lan khá nhiều, song để cắm được bình hoa đẹp, độc, có tính nghệ thuật cao và hợp ý khách thì không nhiều người làm được. Để chọn được thợ có tay nghề cao, anh thường phải liên hệ, làm hợp đồng thuê từ 2 tháng trước tết.
Không có thu nhập quá cao như nghề cắm lan, song dịp này nhiều thợ gói bánh ở làng bánh chưng Vĩnh Hòa (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cũng có thể kiếm cả triệu đồng mỗi ngày. Chị Phan Thị Tình - chủ một cơ sở bánh chưng ở làng Vĩnh Hòa - cho biết, nửa tháng cuối năm, số lượng bánh đặt tăng gấp 3, gấp 4 ngày thường nên họ phải thuê thêm cả chục nhân công làm việc để kịp đơn hàng.
Không có thu nhập quá cao như nghề cắm lan, song vào dịp tết, nhiều thợ gói bánh ở làng bánh chưng Vĩnh Hòa (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cũng có thể kiếm cả triệu đồng mỗi ngày. Chị Phan Thị Tình - chủ một cơ sở bánh chưng ở làng Vĩnh Hòa - cho biết, nửa tháng cuối năm, số lượng bánh đặt tăng gấp 3, gấp 4 ngày thường nên chị phải thuê thêm cả chục nhân công làm việc để kịp đơn hàng.
“Từ khoảng 15 Âm lịch đến tầm 29 tết là thời điểm tất bật nhất. Dịp này, hầu như cơ sở nào cũng phải thuê thêm từ 5-15 người mới làm hết việc được. Thợ gói bánh có tay nghề thì công ngày 1 triệu đồng, còn những người phụ việc như rửa lá, cắt lá thì ngày 350.000 - 400.000 đồng” - chị Tình nói.
“Từ khoảng 15 đến khoảng 29 tháng Chạp là thời điểm tất bật nhất. Dịp này, hầu như cơ sở nào cũng phải thuê thêm từ 5-15 người mới làm hết việc. Thợ gói bánh có tay nghề thì công ngày 1 triệu đồng, còn những người phụ việc như rửa lá, cắt lá thì ngày 350.000 - 400.000 đồng” - chị Tình nói.
Bà Nguyễn Thị Long (trú làng Vĩnh Hòa) cho biết, hầu như người nào ở làng Vĩnh Hòa cũng có thể gói được bánh chưng, bày tét. Với những người có tay nghề, chỉ cần mất 30 giây để gói một chiếc bánh chưng mà không cần khuôn. Song để cho ra một chiếc bánh chưng còn trải qua rất nhiều công đoạn như rửa lá, cắt lá, chẻ lạt, thái thịt, đãi nếp… nên ngoài thợ gói bánh còn cần rất nhiều người phụ việc.
Bà Nguyễn Thị Long (trú làng Vĩnh Hòa) cho biết, ở làng Vĩnh Hòa, hầu như ai cũng gói được bánh chưng, bánh tét. Những người có tay nghề chỉ cần 30 giây để gói một chiếc bánh chưng mà không cần khuôn. Song để cho ra chiếc bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn như: rửa lá, cắt lá, chẻ lạt, cắt thịt, đãi nếp… nên ngoài thợ gói bánh còn cần rất nhiều người phụ việc.
Dịp tết, làng nghề bánh chưng Vĩnh Hòa có hơn 200 hộ dân gói bánh. Trung bình mỗi hộ cung ứng ra thị trường từ vài trăm đến vài ngàn chiếc bánh mỗi ngày, tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động địa phương.
Dịp tết, làng nghề bánh chưng Vĩnh Hòa có hơn 200 hộ dân gói bánh. Trung bình mỗi hộ cung ứng ra thị trường từ vài trăm đến vài ngàn chiếc bánh mỗi ngày, tạo việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động địa phương.
Những ngày này, các cơ sở nướng cá ở xã Nghi Thuỷ (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) cũng đang phải thuê thêm lao động thời vụ, hoạt động hết công suất bởi các đơn hàng đặt cá nướng làm quà biếu tăng cao.
Những ngày này, hàng chục cơ sở nướng cá ở xã Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) phải thuê thêm lao động thời vụ, hoạt động hết công suất bởi các đơn hàng đặt cá nướng làm quà biếu tăng cao.
Bà Phạm Thị Cúc (trú xã Nghi Thuỷ) cho biết, nghề nướng cá thuê tuy vất vả, ngày nào cũng lấm lem than khói nhưng mang lại nguồn thu ổn định. Dịp tết, họ thường làm việc từ 6g sáng đến tận 20g tối mới nghỉ. “Tết mình làm nhiều hơn, cực hơn nhưng cũng nhờ vậy công cao hơn. Nếu chăm chỉ cày tháng này thì cũng có tiền cho cả gia đình tiêu tết” – bà Cúc nói.
Bà Phạm Thị Cúc (trú xã Nghi Thủy) cho biết, nghề nướng cá thuê tuy vất vả, ngày nào cũng lấm lem than khói nhưng mang lại nguồn thu ổn định. Dịp tết, thợ nướng cá thường làm việc từ 6g sáng đến tận 8g tối mới nghỉ. “Tết mình làm nhiều hơn, cực hơn nhưng cũng nhờ vậy mà công cao hơn. Nếu chăm chỉ cày tháng này thì cũng có tiền cho cả gia đình tiêu tết” - bà Cúc nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI