Năm 2020: Năm của những lời biệt ly

24/12/2020 - 19:30

PNO - Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã ra đi trong năm 2020, để lại trong lòng khán giả nhiều sự tiếc thương.

 

Nhạc sĩ Lam Phương (tên thật Lâm Đình Phùng) qua đời hôm 22/12 tại Mỹ, sau nhiều năm chống chọi bệnh tật. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng của nền tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, nhạc sĩ Lam Phương có nhiều ca khúc nổi tiếng như:
Nhạc sĩ Lam Phương (tên thật Lâm Đình Phùng) qua đời hôm 22/12 tại Mỹ, sau nhiều năm chống chọi bệnh tật. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng của nền tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, nhạc sĩ Lam Phương có nhiều ca khúc nổi tiếng như:

 

Nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời do đột quỵ hôm 9/12. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1976 tại Việt Nam. Sau đó, ông sang Mỹ định cư, lập nên ban nhạc nổi tiếng Chí Tài Brother’s. Thập niên 90, nghệ sĩ Chí Tài bắt đầu diễn hài, tạo nên cặp bạn diễn ăn ý Hoài Linh - Chí Tài trên sân khấu. Hơn chục năm qua, ông về Việt Nam, tích cực đóng phim, diễn hài, tham gia gameshow, chương trình truyền hình.
Nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời do đột quỵ hôm 9/12. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1976 tại Việt Nam. Sau đó, ông sang Mỹ định cư, lập nên ban nhạc nổi tiếng Chí Tài Brother’s. Thập niên 90, nghệ sĩ Chí Tài bắt đầu diễn hài, tạo nên cặp bạn diễn ăn ý Hoài Linh - Chí Tài trên sân khấu. Hơn chục năm qua, ông về Việt Nam, tích cực đóng phim, diễn hài, tham gia gameshow, chương trình truyền hình.

Ca sĩ Khánh Hà hát tiễn biệt nghệ sĩ Chí Tài:

 

 

 

 

NSND Lý Huỳnh qua đời hôm 22/10, do tuổi già sức yếu, mắc nhiều bệnh nền. Trước khi đóng phim, ông là một võ sư có tiếng, thắng nhiều trận. Từ 172-1989, ông tham gia nhiều phim như: Cô Nhíp, Mối tình đầu, Vùng gió xoáy, Hòn đất, Mùa gió chướng, Con mèo nhung... Vai Hai Lúa trong Vòng gió xoáy hay Hai Cũ trong phim cùng tên là những vai diễn ấn tượng của ông. Thập niên 90, ông tiên phong hợp tác với Hồng Kông sản xuất phim. Phim cuối cùng ông làm đạo diễn là Tây Sơn hào kiệt, ra mắt năm 2012.
NSND Lý Huỳnh qua đời ngày 22/10, do tuổi già sức yếu, mắc nhiều bệnh nền. Trước khi đóng phim, ông là một võ sư có tiếng, thắng nhiều trận. Từ 1972-1989, ông tham gia nhiều phim như: Cô NhípMối tình đầuVùng gió xoáyHòn đấtMùa gió chướngCon mèo nhung... Vai Hai Lúa trong Vùng gió xoáy hay Hai Cũ trong phim cùng tên là những vai diễn ấn tượng của ông. Thập niên 90, ông tiên phong hợp tác với Hồng Kông sản xuất phim. Phim cuối cùng ông làm đạo diễn là Tây Sơn hào kiệt, ra mắt năm 2012.

 

NSƯT Nam Hùng (tên thật Nguyễn Xuý) mất hôm 21/10, cũng do mắc nhiều bệnh nền, tuổi già sức yếu. Ông đi theo đoàn cải lương từ nhỏ. Khoảng 16 tuổi, ông theo đoàn Hương Hoa, bắt đầu hoạt động chuyên nghiệp. NSƯT Nam Hùng nổi danh với vai kép độc, như: Mễ Kha Đan (Đêm huyền diệu), Hoàng Hạc Tử Lang (Thuyền ra cửa biển), Bình Thiếu Quân (Tiếng hạc trong trăng), Chu Phác Viên (Lôi vũ), Đổng Trác (Phụng Nghi Đình), thầy Đề (Ngao sò ốc hến)… tại các đoàn Hương Hoa, Kim Chưởng, Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Minh Châu, Sài Gòn 1, 2-84.
NSƯT Nam Hùng (tên thật Nguyễn Xuý) mất hôm 21/10, cũng do mắc nhiều bệnh nền, tuổi già sức yếu. Ông đi theo đoàn cải lương từ nhỏ. Khoảng 16 tuổi, ông theo đoàn Hương Hoa, bắt đầu hoạt động chuyên nghiệp. NSƯT Nam Hùng nổi danh với vai kép độc, như: Mễ Kha Đan (Đêm huyền diệu), Hoàng Hạc Tử Lang (Thuyền ra cửa biển), Bình Thiếu Quân (Tiếng hạc trong trăng), Chu Phác Viên (Lôi vũ), Đổng Trác (Phụng Nghi Đình), thầy Đề (Ngao sò ốc hến)… tại các đoàn Hương Hoa, Kim Chưởng, Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Minh Châu, Sài Gòn 1, 2-84.

 

NSND Huỳnh Nga tên thật là Huỳnh Văn Trạch. Ông qua đời vào tháng 2/2020. Những năm cuối đời, sức khoẻ ông giảm sút vì tuổi già. Ông đã đạo diễn khoảng 300 vở diễn sân khấu, trong đó có nhiều vở nổi tiếng như: Đời cô Lựu, Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa, Tấm Cám, Tiếng sáo trong trăng, Hoa độc trong vườn…
NSND Huỳnh Nga tên thật là Huỳnh Văn Trạch. Ông qua đời vào tháng 2/2020. Những năm cuối đời, sức khoẻ ông giảm sút vì tuổi già. NSND Huỳnh Nga được xem là một trong những đạo diễn bậc thầy của sân khấu cải lương. Trong suốt cuộc đời làm nghề, ông đã dàn dựng gần 300 tác phẩm cải lương, kịch nói, trong đó nhiều tác phẩm để đời và được xem là bản dựng mẫu mực cho các thế hệ đạo diễn sau này như : Đời cô Lựu, Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa, Tấm Cám, Tiếng sáo trong trăng, Hoa độc trong vườn…

Trích đoạn cải lương Đời cô Lựu (NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thủy, NSND Minh Vương):

 

 

 

NSƯT Nguyễn Chánh Tín qua đời tháng 1/2020. Ông cũng mắc nhiều bệnh nền như: tiểu đường, rối loạn mỡ máu… Từ thời đi học, Nguyễn Chánh Tín đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Ông bước vào con đường này từ năm 1972. Nguyễn Chánh Tín đóng nhiều phim như: Ngôi nhà oan khóc, Bến sông trăng… Nhưng dấu ấn lớn nhất không thể không nhắc đến là vai Robert Nguyễn Thành Luân trong phim Ván bài lật ngửa.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín qua đời tháng 1/2020. Ông cũng mắc nhiều bệnh nền như: tiểu đường, rối loạn mỡ máu… Từ thời đi học, Nguyễn Chánh Tín đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Ông bước vào con đường này từ năm 1972. Nguyễn Chánh Tín đóng nhiều phim như: Ngôi nhà oan khóc, Bến sông trăng… Nhưng dấu ấn lớn nhất không thể không nhắc đến là vai Robert Nguyễn Thành Luân trong phim Ván bài lật ngửa.

 

Nghệ sĩ Ánh Hoa qua đời vào đầu tháng 11. Nữ nghệ sĩ sinh ra trong gia đình có truyền thống cải lương. Bảy tuổi, bà lên sân khấu, đóng vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt. 15 tuổi, bà trở thành đào chính. Khi cải lương rơi vào khó khan, nữ nghệ sĩ mở quán bán cơm. Năm 1986, nhờ xuất hiện trong phim Người tình, nghệ sĩ Ánh Hoa được mời đóng nhiều phim sau đó. Những năm cuối đời, bà vẫn miệt mài đóng phim, thường vào vai bà mẹ.
Nghệ sĩ Ánh Hoa qua đời vào đầu tháng 11. Nữ nghệ sĩ sinh ra trong gia đình có truyền thống cải lương. Bảy tuổi, bà lên sân khấu, đóng vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt. 15 tuổi, bà trở thành đào chính. Khi cải lương rơi vào khó khan, nữ nghệ sĩ mở quán bán cơm. Năm 1986, nhờ xuất hiện trong phim Người tình, nghệ sĩ Ánh Hoa được mời đóng nhiều phim sau đó. Những năm cuối đời, bà vẫn miệt mài đóng phim, thường vào vai bà mẹ.

 

Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời vào tháng 9. Ông bị mắc ung thư vào đầu năm 2020. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài hơn nửa thế kỷ, nhạc sĩ Phó Đức Phương để lại cho đời nhiều ca khúc hay như: Hồ trên núi, Không thể và có thể, Một thoáng Tây Hồ, Huyền thoại hồ núi Cốc, Về quê, Vũ khúc con cò, Trên đỉnh Phù Vân… Nhạc sĩ còn sáng tác nhạc cho nhiều phim như: Những đứa con, Trăng rằm, Lưu lạc, Giông tố... và nhiều vở diễn sân khấu: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nguồn sáng trong đời, Tôi và chúng ta, Thầy khoá làng tôi, Rừng trúc... Ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Nhạc sĩ Phó Đức Phương chính là người khai sinh Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời vào tháng 9. Ông bị mắc ung thư vào đầu năm 2020. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài hơn nửa thế kỷ, nhạc sĩ Phó Đức Phương để lại cho đời nhiều ca khúc hay như: Hồ trên núi, Không thể và có thể, Một thoáng Tây Hồ, Huyền thoại hồ núi Cốc, Về quê, Vũ khúc con cò, Trên đỉnh Phù Vân… Nhạc sĩ còn sáng tác nhạc cho nhiều phim như: Những đứa con, Trăng rằm, Lưu lạc, Giông tố... và nhiều vở diễn sân khấu: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nguồn sáng trong đời, Tôi và chúng ta, Thầy khoá làng tôi, Rừng trúc... Ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Nhạc sĩ Phó Đức Phương chính là người "khai sinh" Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

 

Sau thời gian dài chống chọi ung thư, diễn viên Mai Phương qua đời vào cuối tháng 3. Nữ diễn viên tham gia đội kịch Tuổi Ngọc lúc khoảng 7-8 tuổi. Năm 1997, Mai Phương bắt đầu tham gia diễn xuất, ca hát. Cô tham gia nhiều phim như: Hương phù sa, Trai nhảy, Sau ánh hào quang, Những thiên thần áo trắng… Mai Phương cũng được yêu thích trong lĩnh vực âm nhạc nhờ giọng hát ngọt, trong trẻo, trong đó nổi tiếng nhất là ca khúc Tiếng dương cầm trong đêm.
Sau thời gian dài chống chọi ung thư, diễn viên Mai Phương qua đời vào cuối tháng 3. Nữ diễn viên tham gia đội kịch Tuổi Ngọc lúc khoảng 7-8 tuổi. Năm 1997, Mai Phương bắt đầu tham gia diễn xuất, ca hát. Cô tham gia nhiều phim như: Hương phù sa, Trai nhảy, Sau ánh hào quang, Những thiên thần áo trắng… Mai Phương cũng được yêu thích trong lĩnh vực âm nhạc nhờ giọng hát ngọt, trong trẻo, trong đó nổi tiếng nhất là ca khúc Tiếng dương cầm trong đêm.

 

Ngoài ra, trong năm qua, chúng ta cũng nói lời từ biệt với nhạc sĩ Văn Ký (sinh năm 1928, tác giả Bài ca hy vọng), soạn giả Nguyễn Phương (sinh năm 1922, tác giả vở Đôi mắt người xưa), nhạc sĩ Hà Hải (sinh năm1951, tác giả ca khúc Cá vàng bơi).

Năm qua, làng giải trí thế giới cũng tạm biệt hàng chục gương mặt nổi tiếng như: diễn viên Chadwick Boseman (sinh năm 1976, mất do ung thư), diễn viên NSX - Kirk Douglas (sinh năm 1916, mất do tuổi già sức yếu, chịu nhiều hậu quả của đột quỵ), ca sĩ Charley Pride (sinh năm 1934, mất do COVID-19), ca sĩ Little Richard (sinh năm 1933, mất do ung thư xương), nhạc sĩ Bill Withers (sinh năm 1939, mất do bệnh tim), NTK Kenzo Takada (sinh năm 1939, mất do COVID-19), diễn viên Olivia de Havilland (sinh năm 1916, mất do tuổi già sức yếu)…

Trung Sơn

 
TIN MỚI