“Mỗi người chăm sóc thêm một người”

09/04/2014 - 11:10

PNO - PN - Lễ kỷ niệm 20 năm ngày diệt chủng tại Rwanda đã được tổ chức ngày 6/4/2014 tại thủ đô Kigali với sự có mặt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và nhiều lãnh đạo, quan chức cấp cao nhiều nước.

edf40wrjww2tblPage:Content

Sau thảm họa diệt chủng cách nay 20 năm, đất nước Rwanda nỗ lực tái thiết về mọi mặt. Đáng ngạc nhiên nhất là phụ nữ lại đang đóng vai trò chính trong việc xóa bỏ nỗi đau của quá khứ. Rwanda hiện là nước có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất thế giới (65%).

Cuộc diệt chủng năm 1994 lấy đi sinh mạng của 800.000 người, đa số là đàn ông, cùng hàng triệu người khác bỏ nước ra đi khiến dân số Rwanda sau cuộc diệt chủng có đến 70% là nữ giới. Họ trở thành nhân tố chính trong việc tái thiết đất nước và hàn gắn nỗi đau trong từng gia đình. “Những bà mẹ tìm mọi cách nuôi dạy trẻ mồ côi, xoa dịu nỗi lòng của các góa phụ mất chồng. Rwanda có thể tồn tại như hôm nay là nhờ công lao của phụ nữ từ những ngày ấy”, Swanee Hunt, tỉnh trưởng tỉnh Kigali-Ngali, khẳng định.

“Mõi nguòi cham sóc them mọt nguòi”

Phụ nữ Rwanda đã trở thành trụ cột trong việc tái thiết đất nước - Ảnh: Rwanda Women Network

Cho đến nay, người dân Rwanda, đặc biệt là giới nữ, vẫn luôn nhớ đến Aloisea Inyumba, dù cô đã mất vào năm 2012 sau cơn bạo bệnh kéo dài. Người phụ nữ này đã hy sinh cuộc đời ngắn ngủi của mình để tạo nguồn cảm hứng cho phụ nữ Rwanda, giúp họ có thêm nghị lực khi trước mắt là bộn bề khó khăn. Là Bộ trưởng Bộ Xã hội và các vấn đề giới tính của chính phủ Rwanda đầu tiên sau cuộc diệt chủng, khi đó Inyumba mới 26 tuổi, nhưng cô đã làm được những điều ngoài sức tưởng tượng. Cô tổ chức chôn cất hàng trăm ngàn nạn nhân của các cuộc thảm sát hàng loạt, thành lập nhiều tổ chức chăm sóc nửa triệu trẻ mồ côi và tìm công ăn việc làm cũng như nơi trú ngụ cho hàng trăm ngàn phụ nữ mất chồng trong cuộc chiến.

“Mõi nguòi cham sóc them mọt nguòi”

Bà Aloisea Inyumba (1962-2012) với khẩu hiệu để đời "Mỗi người chăm sóc thêm một người" (ảnh: Focus.rw)

“Mỗi người chăm sóc thêm một người” là khẩu hiệu hành động Inyumba đặt ra, sau đó được phụ nữ Rwanda hưởng ứng tích cực. Theo đó, mỗi bà mẹ nhận thêm ít nhất một đứa trẻ mồ côi vào nhà mình. Tuy nhiên, ẩn sau khẩu hiệu hành động của Inyumba không chỉ là tìm mẹ cho trẻ mồ côi mà còn mang ý nghĩa nhân văn khác. Khi một phụ nữ thuộc bộ tộc Hutu cưu mang trẻ người Tutsi hay một bà mẹ thuộc bộ tộc Tutsi nhận nuôi trẻ Hutu, có nghĩa là thêm một lần hận thù sắc tộc được xóa bỏ. Cuộc diệt chủng năm 1994 vốn đến từ việc các bộ tộc Hutu và Tutsi tàn sát lẫn nhau, bắt đầu từ sự kiện chiếc máy bay của Tổng thống Juvenal Habyarimana thuộc bộ tộc Hutu bị bắn rơi ngày 6/4/1994. Lập tức, bộ tộc Hutu bắt đầu tàn sát người Tutsi. Cuộc chiến diễn ra trong 100 ngày nhưng đã lấy đi sinh mạng của hơn 800.000 người, phần lớn là người Tutsi, được xem là một trong những vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử cận đại.

“Chúng ta không thể để tái diễn cảnh diệt chủng này tại bất cứ phần đất nào trên thế giới”, ông Ban Ki-moon nói tại buổi lễ. Đó là lời nhắc nhở rất đúng lúc, bởi các cuộc xung đột từ Syria đến Cộng hòa Trung Phi và nhiều nơi khác nữa có khả năng dẫn đến thảm họa diệt chủng tương tự.

THIỆN NGA 
(Theo NewYork Times, Huffington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI