Lỗi tại ai?

09/05/2016 - 14:21

PNO - Ngày nhận lời yêu anh, tôi nghĩ, anh lớn tuổi ắt sẽ chững chạc, hiểu biết và dễ thông cảm cho tôi. Nhưng tôi đã lầm!

Năm tôi lên hai, mẹ tôi mắc bạo bệnh qua đời, bỏ lại bốn cha con trong túp lều tranh rách nát. Nhà nghèo, không mảnh đất cắm dùi, cha tôi làm thuê làm mướn nuôi bầy con nheo nhóc. Dù đói khổ nhưng cha luôn mong muốn anh em tôi được đến trường để thay đổi cuộc đời, không phải nghèo khổ như ông. Năm đó, cha tôi vì lao lực quá sức mà ngã bệnh, hai anh tôi đành gác lại giấc mơ đến trường, chỉ còn mỗi mình tôi được ưu tiên đi học. Thương tôi, cha vẫn gắng gượng ra đồng nhổ cỏ, chăn vịt thuê kiếm tiền. Đến mùa vịt chạy đồng, cha và hai anh đi miết, có khi cả tháng mới về nhà một lần. Tôi được gửi sang nhà cô Ba, một người hàng xóm tốt bụng.

Năm tôi học lớp 10, trong một chiều mưa ảm đạm, nghe cha ngất xỉu ngoài đồng, tôi hối hả băng mình trong cơn mưa đi tìm cha. Buổi chiều mưa đó đã trở thành nỗi ám ảnh suốt đời tôi, kéo theo những bất hạnh chất chồng cho đến tận ngày nay. Đang đi trên đường, tôi bị hai người đàn ông chặn lại, đánh vào đầu ngất đi. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện, đầu ê ẩm, khắp người đau buốt.

Cô Ba ngồi cạnh tôi, đang thút thít khóc. Ngoài cửa phòng khá đông người, có cả công an. Tôi lờ mờ nhớ lại mọi chuyện… Hai tên yêu râu xanh đã cướp đi đời con gái của tôi. Tôi hoảng loạn, la hét, suốt một thời gian dài sợ sệt không dám đối diện với ai. Cha tôi vì không chịu nổi cú sốc, ngã bệnh nằm một chỗ. Xóm giềng xầm xì. Hoang mang, xấu hổ, tôi bỏ học, anh Hai phải đưa tôi lên Sài Gòn làm công nhân, để vừa tránh những ánh mắt soi mói, vừa phụ anh kiếm tiền thang thuốc cho cha.

Năm 20 tuổi, tôi có người yêu. Dù rất yêu anh nhưng tôi không đủ can đảm nói với anh về quá khứ bất hạnh của mình. Ngày anh ngỏ lời cầu hôn, trong giây phút xúc động tôi bật khóc, kể hết với anh về nỗi đau của mình. Anh ôm chặt tôi vào lòng vỗ về, hứa sẽ mãi bên tôi. Sau hôm ấy, chúng tôi thuộc về nhau nhưng chuyện cưới hỏi thì anh không còn đề cập đến nữa. Dần dà, anh lạnh nhạt, né tránh tôi cho đến ngày tôi nhận được thiệp hồng của anh. Tôi cắn răng chôn chặt niềm đau. Mất đi mối tình đầu, nỗi đau quá khứ càng ám ảnh tôi nhiều hơn. Nhiều lần tôi toan tìm đến cái chết vì không chịu nổi đau đớn, tủi nhục.

Loi tai ai?
Ảnh minh họa

Rồi tôi lấy chồng, một người đàn ông miền Trung hơn tôi mười tuổi. Chúng tôi quen nhau được một năm thì cưới. Ngày nhận lời yêu anh, tôi nghĩ, anh lớn tuổi ắt sẽ chững chạc, hiểu biết và dễ thông cảm cho tôi. Nhưng tôi đã lầm! Anh không hề có trách nhiệm với gia đình, lại là một người ích kỷ, gia trưởng. Sau khi cưới, mọi chi tiêu trong nhà một mình tôi lo liệu, hàng tháng tôi còn phải phụ mẹ chồng nuôi hai đứa em của anh ăn học. Nhà chồng cho đó là trách nhiệm của dâu trưởng nên buộc tôi phải gánh. Trong khi đó, chồng tôi làm ra bao nhiêu đều phung phí vào rượu chè, trai gái.

Tôi sinh con, cuộc sống càng thêm chật vật, nhưng chồng vẫn không hề quan tâm đến vợ con. Anh say xỉn triền miên, mỗi lần say lại đem cái quá khứ đau buồn của tôi ra chì chiết, nặng nhẹ, khơi lại nỗi đau mà tôi đã cố lãng quên. Anh không để cho tôi yên dù chỉ một ngày, mắng chửi, đánh đập tôi bất kể lúc nào anh muốn. Anh còn dắt cả nhân tình về nhà âu yếm trước mặt tôi. Anh mỉa mai là tại tôi thất trinh nên anh thiệt thòi, tại tôi anh mới thành ra như thế. Anh giày vò ngày đêm khiến cảm giác tội lỗi luôn đè nặng trong tôi. Thương con tôi nín nhịn, cam chịu, cố làm lụng bù đắp cho con và cảm giác chuộc lỗi với chồng và cả gia đình chồng.

Tôi mang thai đứa con thứ hai lúc công ty gặp khó khăn, tiền lương bị cắt giảm khiến đời sống càng trở nên khó khăn hơn. Mình tôi không còn gồng gánh nổi, con gái lại đến tuổi đi học. Bảy tháng trời mang thai, tôi chưa một lần thăm khám, cũng chẳng tằn tiện được đồng nào để dành sinh nở. Vậy mà chồng tôi vẫn thờ ơ, thậm chí còn ép tôi mượn tiền của các anh tôi cho anh ta tiêu xài. Tôi không nghe thì bị đánh, bất kể cái thai trong bụng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI