Lò gốm thủ công 150 năm ở Bình Dương

24/09/2017 - 09:30

PNO - Qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, Lò gốm Đại Hưng vẫn sản xuất theo lối thủ công truyền thống, đó là cách nặn gốm bằng tay, màu sắc cổ điển góp phần lưu giữ nét văn hóa của dân tộc.

Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Lò gốm Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nơi đây chuyên sản xuất các sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông – ngư nghiệp như các loại lu, khạp, hũ.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Lò gốm Đại Hưng có diện tích gần 11.000 m2, có khoảng 30 công nhân làm việc.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Mỗi ngày trung bình lò xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm các loại, tiêu thụ nhiều ở các tỉnh miền Tây và cả Campuchia, Thái Lan, sản phẩm chủ yếu vận chuyển theo đường giao thông thuỷ.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Ông Bùi Văn Giang (Tám Giang), chủ lò gốm Đại Hưng chia sẻ: "Tôi là người thứ 6 nối nghiệp ở lò gốm này, mặt dù gặp nhiều khó khăn về biến động kinh tế nhưng lò gốm chúng tôi vẫn hoạt động liên tục để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng và góp phần giữ gìn làng nghề truyền thống của dân tộc".
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Nghề gốm là một nghề truyền thống đặc biệt, nổi tiếng của đất Bình Dương. Lò lu cổ Đại Hưng là một đại diện tiêu biểu, niềm tự hào; thể hiện bản sắc của miền đất này; và cũng để lại dấu tích quan trọng trên con đường phát triển nghề truyền thống ở vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Để làm một sản phẩm gốm hoàn chỉnh phải trải qua 7 công đoạn như tạo hình sản phẩm, công đoạn này được nặn vuốt bằng tay trên bàn xoay; sau đó sản phẩm được lấy ra khỏi khuôn, người thợ bắt đầu cắt tỉa những phần đất dư, làm sạch bề mặt, nối các bộ phận của sản phẩm vào nhau, đục lổ, trạm trỗ hoặc đắp nổi các họa tiết cho sản phẩm.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Tiếp theo đi phơi khô đất sét dưới ánh nắng tự nhiên; công đoạn tráng men để tạo độ bóng và nung sản phẩm ở nhiệt độ 1.300 độ C, Trong suốt quá trình nung gốm, người thợ lửa phải túc trực liên tục để giữ ổn định nhiệt độ và châm củi thêm cho đúng lúc. Công đoạn cuối cùng là nghiệm thu sản phẩm.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Ông Hồ Văn Lớn (71 tuổi), người thợ gốm già đã gắn bó với nghề hơn 50 năm tâm sự: “Cả nhà tôi, 7 người đều theo nghề gốm. Cả đời tôi sống với đất, làm ra sản phẩm cho đời cũng từ đất nên tôi nghiệm thấy đất chẳng phụ người bao giờ, giờ mà không làm gốm thì không biết làm gì mà sống”.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Ngày 30/10/2006, Lò lu Đại Hưng được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Nghệ nhân Tính, tâm sự: “Tôi làm nghề này được khoảng 20 năm rồi, công việc này không chỉ đòi hỏi người làm phải khéo tay và tỉ mỉ, mà cần phải có sức khỏe vì làm nghề này chủ yếu dùng sức lao động nên rất vất vả.”
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Ngắm nhìn những người thợ gốm thoăn thoắt đôi bàn tay như múa với từng tảng đất sét đỏ au, để rồi trong phút chốc một chiếc lu đã thành hình tròn trịa như đúc sẵn bằng khuôn với mùi đất mới tinh khôi, ta mới thấy được hết cái tài của người thợ gốm Đại Hưng.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
“Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve/Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”. Câu ca dao ấy lưu truyền trong dân gian để nói về nghề gốm nổi tiếng của đất Bình Dương.
Lo gom thu cong 150 nam o Binh Duong
Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.

Minh Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI