Khủng hoảng nhấn chìm kinh tế Thái Lan

25/12/2013 - 19:10

PNO - PN - Tờ Bangkok Post số ra ngày 24/12 giật hàng tít gây nản lòng đúng vào ngày Giáng sinh: “Đồng baht chạm mức giá thấp nhất trong vòng bốn năm!”. Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở Thái Lan đã nhấn chìm nền kinh tế nước này.

edf40wrjww2tblPage:Content

Khủng hoảng chính trị càng kéo dài, Thái Lan càng lún sâu hơn trong vũng lầy khó khăn. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Prasarn Trairatvorakul khẳng định, nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến cho việc phân bổ ngân sách gặp trở ngại. Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody nhận định, nếu khủng hoảng tiếp diễn, kể cả sau cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 2/2014, kinh tế Thái Lan sẽ chịu hậu quả nặng nề, làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư cả trong và ngoài nước.

Khung hoang nhan chim kinh te Thai Lan

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 10/12 gần như trào nước mắt khi khẩn cầu người biểu tình rời khỏi đường phố và ủng hộ cuộc bầu cử sắp tới - Ảnh: AFP

Đồng baht đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm - ở mức 32,62/68 so với đồng USD - trong khi đó, cổ phiếu tiếp tục suy yếu ngày thứ ba liên tiếp trong một diễn biến liên quan đến động thái tẩy chay cuộc bầu cử tháng hai của đảng Dân chủ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan SET ngày hôm qua mất điểm mạnh nhất ở châu Á, mất 1,23% tại thời điểm đóng cửa.

Kênh truyền hình Mỹ CNBC nhận định, cuộc xung đột chính trị ở Thái Lan đã phơi bày “những khiếm khuyết sâu sắc” trong nền kinh tế nước này. Theo ông Nicholas Spiro, Giám đốc Điều hành Công ty tư vấn Spiro Sovereign Strategy có trụ sở tại Anh, các cuộc biểu tình bạo lực gần đây đã chỉ rõ Thái Lan là một trong những thị trường mới nổi dễ bị tổn thương nhất, thậm chí còn dễ hơn so với Ấn Độ và Indonesia. Ông Spiro nói, vì Thái Lan là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất của dòng vốn đầu tư, như là kết quả của sự tăng mạnh tín dụng tư nhân và nợ hộ gia đình trong những năm gần đây, nên nền kinh tế này sẽ đứng trước rủi ro cao, dù không có tình trạng bất ổn chính trị vừa qua.

Khung hoang nhan chim kinh te Thai Lan

Người biểu tình chống chính phủ đòi Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra từ chức - Ảnh: AP

Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IHS Global Insight, ông Rajiv Biswas, cho rằng các cuộc biểu tình chính trị đã tác động đến ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan, vốn chiếm khoảng 7-9% GDP của nước này. “Đến nay, 37 nước đã cảnh báo công dân của họ không nên du lịch đến Bangkok. Ngành du lịch Thái Lan - từng phát triển mạnh mẽ trong các năm 2012 và 2013 sẽ đối mặt với một trở ngại nghiêm trọng nếu bạo lực chính trị vẫn kéo dài”, ông Biswas nói. Hình ảnh các đường phố đặc kín những người biểu tình tìm cách lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra hẳn không phải là điều mà dòng quảng bá du lịch “Amazing Thailand” muốn nói đến. Khoảng 16 tỷ baht (497,82 triệu USD) đã mất đi do du khách hủy tour riêng trong tháng 12/2013, khi bước vào đỉnh điểm của mùa du lịch, Bộ Du lịch Thái Lan cho biết. Ngành xuất khẩu chiếm 60% trị giá của nền kinh tế Thái 366 tỷ USD đang suy giảm trong bối cảnh mức cầu yếu trên toàn cầu, Chính phủ Thái Lan từng hy vọng bù đắp những thiệt hại đó bằng 22,3% tăng trưởng ba quý đầu năm của ngành du lịch, nhưng nay dự định đó đã… tan thành mây khói.

Các cuộc biểu tình cũng có thể gây chậm trễ cho việc rót hai ngàn tỷ baht vào nền kinh tế thông qua các dự án hạ tầng vốn bị đóng băng nhiều tháng qua do bất ổn chính trị. Chuyên gia kinh tế Santitarn Sathirathai của tổ chức tín dụng quốc tế Credit Suisse viết: “Mối quan ngại thực sự gắn liền với trì trệ kéo dài trong chi tiêu cho hạ tầng và tác động tiêu cực đến du lịch, hai yếu tố ảnh hưởng đến GDP của Thái Lan trong năm tới”.

Người dân một đất nước hiền hòa bỗng chốc phải đối phó với giá cả sinh hoạt đắt đỏ, giá nhiên liệu và thực phẩm biến động tăng và một tương lai bất ổn, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị chưa biết đi về đâu.

THANH HIỀN
(Theo Bangkok Post, AFP, CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI