Hôn nhân đồng giới hợp pháp trên toàn nước Mỹ

27/06/2015 - 07:07

PNO - PN - Trong một quyết định mang tính bước ngoặt, Tòa án tối cao Mỹ hôm 26/6 đã phán quyết các cặp đồng tính có thể kết hôn trên toàn quốc, thiết lập một quyền dân sự mới và trao cho những người ủng hộ quyền đồng tính một...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hon nhan dong gioi hop phap tren toan nuoc My

Hon nhan dong gioi hop phap tren toan nuoc My

Hon nhan dong gioi hop phap tren toan nuoc My

Phán quyết của tòa án tối cao Mỹ được ăn mừng ngay trên đường phố - Ảnh: AP, CNN, Getty Images

Trong phán quyết “chia rẽ nặng nề” với tỷ lệ 5 phiếu thuận trên 4 phiếu chống, các thành viên Tòa án tối cao Mỹ đã nói lên quan điểm của mình. Thẩm phán liên bang Anthony Kennedy - người tán thành hôn nhân đồng giới - ca ngợi các giá trị cơ bản nhất của gia đình, tình yêu và tự do, ông nói: “Khi thiết lập hôn nhân, hai người sẽ trở thành một liên minh lớn hơn trước đó”. Thẩm phán Antonin Scalia, người phản đối hôn nhân đồng giới, thì tuyên bố quyết định này là "mối đe dọa đối với nền dân chủ Mỹ”.

Hiện Mỹ là quốc gia thứ 21 hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc, bao gồm cả các vùng lãnh thổ. Các cặp vợ chồng đồng tính sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp giống như các cặp dị tính kết hôn trên toàn quốc và sẽ được công nhận trên các giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh và khai tử.

Hàng trăm người ủng hộ hôn nhân đồng giới tràn ngập các quảng trường và trên đường phố phía trước Tòa án để ăn mừng phán quyết lịch sử. Họ tự hào vẫy cờ “cầu vồng”, giương cao các biểu ngữ mang dấu hiệu chiến dịch nhân quyền (HRC), đại diện cho phong trào đòi quyền đồng tính. Trong giây phút cảm động, những người ăn mừng hát quốc ca và vỗ tay lớn, ca ngợi Hoa Kỳ là "xứ sở của tự do".

Sau khi có phán quyết của Tòa án tối cao, Tổng thống Barack Obama đã gọi điện cho Jim Obergefell, nguyên đơn chính trong vụ kiện đòi quyền kết hôn cho người đồng tính, khi ông Obergefell và những người ủng hộ ông đang ăn mừng phán quyết bên ngoài tòa án. CNN dẫn lời Tổng thống Mỹ nói: “Tôi muốn nói lời chúc mừng!”. Sau đó, khi phát biểu tại Nhà Trắng, ông Obama nói "người Mỹ rất tự hào" vì các hành động dũng cảm nhỏ bé từ từ đã khiến cả một đất nước nhận ra rằng tình yêu là tình yêu”.

Trước khi đi đến phán quyết này, đã có 37 bang ở Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng giới.

Ông Obergefell, nguyên đơn chính trong vụ kiện tại Tòa án liên bang, đã kết hôn với “người bạn đời” của mình, ông John Arthur, năm 2013 chỉ mấy tháng trước khi Arthur chết. Sống tại bang Ohio, hai người phải cấp tốc bay đến bang Maryland, nơi cho phép kết hôn đồng giới, trên chiếc máy bay cấp cứu khi bệnh của Arthur trở nặng. Và khi Arthur chết, Obergefell bắt đầu đấu tranh để được công nhận là “đã kết hôn” ghi trong giấy chứng tử của Arthur.

CẨM HÀ
(Theo AP, CNN)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI