Hàng ngàn người rước báu vật vua Hàm Nghi ban tặng

28/01/2023 - 19:27

PNO - Đầu năm, hàng ngàn người dân địa phương lại tập trung rước những báu vật vua Hàm Nghi ban tặng cho dân làng để cầu bình an, thịnh vượng.

 

Ngày 28/1, hàng ngàn người dân địa phương tập trung về xã Gia Phú (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tham dự lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng 2023. Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm qua, được tổ chức mỗi năm một lần để rước di ảnh và các báu vật, sắc phong vua Hàm Nghi từng ban tặng cho dân làng.
Ngày 28/1, hàng ngàn người dân địa phương tập trung về xã Gia Phú (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tham dự lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng 2023. Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm qua, được tổ chức mỗi năm một lần để rước di ảnh và các báu vật, sắc phong vua Hàm Nghi từng ban tặng cho dân làng.
Theo người dân địa phương, báu vật vua ban sẽ được giao cho cố đạo chủ - người được dân làng tín nhiệm và chuyển giao qua các năm để bảo vệ, lưu giữ. Tiêu chuẩn để được tín nhiệm làm cố đạo phải là những người trên 65 tuổi, có học thức, am hiểu tế tự, phải song tuyền (có đầy đủ cả ông, bà).
Theo người dân địa phương, báu vật vua ban sẽ được giao cho cố đạo chủ - người được dân làng tín nhiệm và chuyển giao qua các năm để bảo vệ, lưu giữ. Tiêu chuẩn để được tín nhiệm làm cố đạo phải là những người trên 65 tuổi, có học thức, am hiểu tế tự, phải song tuyền (có đầy đủ cả ông, bà).
Năm nay, đoàn rước khởi hành từ nhà cố đạo là ông Trần Văn Nhung (thôn Hòa Nhượng, xã Gia Phú) đến nhà cố đạo chủ mới là ông Phan Hùng Vỹ (thôn Phú Hồ, xã Phú Gia). Đoàn rước đi đến đâu, người dân địa phương đều hân hoan vẫy chào với quan niệm việc rước lễ vật đầu năm mới sẽ giúp mưa thuận gió hòa, mang lại bình an, thịnh vượng.
Năm nay, đoàn rước khởi hành từ nhà cố đạo là ông Trần Văn Nhung (thôn Hòa Nhượng, xã Gia Phú) đến nhà cố đạo chủ mới là ông Phan Hùng Vỹ (thôn Phú Hồ, xã Phú Gia). Đoàn rước đi đến đâu, người dân địa phương đều hân hoan vẫy chào với quan niệm việc rước lễ vật đầu năm mới sẽ giúp mưa thuận gió hòa, mang lại bình an, thịnh vượng.
Đoàn rước gồm 36 thanh niên trai tráng. Những thanh niên này cũng được tuyển chọn kỹ, đều là những trai tráng chưa vợ, được lựa chọn làm người khiêng 3 kiệu chứa báu vật.
Đoàn rước gồm 36 thanh niên trai tráng. Những thanh niên này cũng được tuyển chọn kỹ, đều là những trai tráng chưa vợ, được lựa chọn làm người khiêng 3 kiệu chứa báu vật và di ảnh vua Hàm Nghi. Dọc đường đi dài 5km, lực lượng công an cũng được phân công đi cùng để bảo vệ các báu vật.
Đoàn rước dừng chân ở các đền Công Đồng, khu di tích Sơn Phòng - Hàm Nghi, đền Trầm Lâm để làm lễ, dâng hương khi đi qua.
Đoàn rước dừng chân ở các đền Công Đồng, khu di tích Sơn Phòng - Hàm Nghi, đền Trầm Lâm để làm lễ, dâng hương khi đi qua.
Ông Phan Hùng Vỹ (75 tuổi, trú thôn Phú Hồ, xã Phú Gia) cho biết, đây là lần đầu tiên được chọn là cố đạo chủ, canh giữ báu vật vua Hàm Nghi ban tặng. Không chỉ là niêm vinh dự lớn của ban thân mà còn là của gia đình. “Với tôi đây là một trọng trách rất lớn. Mong mọi việc suôn sẻ, cho một năm mưa thuận gió hòa, người dân được an lành, hạnh phúc”, ông Vỹ vui vẻ nói.
Ông Phan Hùng Vỹ (75 tuổi, trú thôn Phú Hồ, xã Phú Gia) cho biết, đây là lần đầu tiên được chọn là cố đạo chủ, canh giữ báu vật vua Hàm Nghi ban tặng. Không chỉ là niềm vinh dự lớn của bản thân mà còn là của gia đình. “Với tôi đây là một trọng trách rất lớn. Mong mọi việc suôn sẻ, cho một năm mưa thuận gió hòa, người dân được an lành, hạnh phúc”, ông Vỹ chia sẻ.
Cầm chắc hòm báu vật vua ban trong tay, bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi, vợ cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ) cho biết, dọc hành trình rước lễ vật, vợ cố đạo chủ mới phải luôn bưng tráp đựng báu vật vua ban như voi vàng, nghê đồng... đi dưới kiệu rước.
Cầm chắc hòm báu vật vua ban trong tay, bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi, vợ cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ) cho biết, dọc hành trình rước lễ vật, vợ cố đạo chủ mới phải luôn bưng tráp đựng báu vật vua ban như voi vàng, nghê đồng... đi dưới kiệu rước.
Báu vật khi rước về nhà cố đạo chủ mới sẽ được mở ra kiểm tra trước khi cho vào tủ, két sắt cất giữ. Di ảnh vua Hàm Nghi được đặt vào giữa nhà để gia chủ thờ kính.
Báu vật khi rước về nhà cố đạo chủ mới sẽ được mở ra kiểm tra trước khi cho vào tủ, két sắt cất giữ. Di ảnh vua Hàm Nghi được đặt vào giữa nhà để gia chủ thờ kính.
Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết, mỗi năm, lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng lại được tổ chức nhằm lưu giữ, phát huy nét đẹp văn hóa. Lễ hội không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn rất nhiều du khách thập phương tìm về để tham dự lễ hội.
Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết, mỗi năm, lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng lại được tổ chức nhằm lưu giữ, phát huy nét đẹp văn hóa. Lễ hội không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn rất nhiều du khách thập phương tìm về để tham dự lễ hội.

Theo sử sách, năm 1885, vua Hàm Nghi tiến quân ra xã Phú Gia (huyện Hương Khê) huy động người dân đắp lũy, xây thành Sơn Phòng để chiêu binh, tuyển tướng. Tại đây, nhà vua nhiều lần ban tặng cho người dân địa phương nhiều báu vật gồm: 2 con voi bằng vàng (1 con 27 chỉ vàng, con còn lại 17 chỉ) 40 đạo sắc phong, 8 bộ áo mũ triều thần, cờ lộng, 2 thanh kiếm, một con nghê đồng, một tấm áo bào, 20 chiếc quạt...

Trải qua biến cố của lịch sử, các báu vật của vua ban luôn được người dân ở xã Phú Gia giữ gìn và truyền từ đời này qua đời khác.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI