G-8 tạm đình chỉ tư cách thành viên của Nga

25/03/2014 - 17:05

PNO - PNO - Lãnh đạo các cường quốc thế giới hôm 24/3 đã tạm ngừng tư cách của Nga trong nhóm G-8. Như vậy, nước Nga sẽ không đứng ra tổ chức Hội nghị G-8 dự định vào tháng 6 tới ở Sochi, thay vào đó nhóm 7 nước còn...

edf40wrjww2tblPage:Content

G-8 tạm dình chỉ tu cách thành vien của Nga

Các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển họp về tư cách của Nga tại G-8 - Ảnh: AP

Nhân Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở Hà Lan, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật để rồi sau cuộc họp chỉ kéo dài 1 giờ, một thông cáo báo chí được đưa ra với nội dung tạm đình chỉ vị thế thành viên của Nga trong nhóm 8 nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Thông cáo báo chí này nêu rõ: “Hôm nay, chúng tôi tái xác nhận những hành động vừa qua của Nga đã gây ra nhiều hệ quả và việc vi phạm luật quốc tế đáng được xem là thách thức khiến nhiều nước phải quan tâm”.

Nga đã nhanh chóng tỏ thái độ dửng dưng về việc này, khi Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho rằng “nước Nga không gắn bó mật thiết với thể thức của G-8. Tôi không tin rằng nước Nga sẽ gặp vấn đề nếu không có mặt trong nhóm G-8”. Như để chứng minh điều này, một ngày trước, Nga đã áp đặt lệnh cấm đến Nga đối với 13 quan chức Canada như một cách trả đũa việc Canada áp dặt lệnh cấm một số nhân vật Nga nhập cảnh vào Canada.

Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng cần phải nghĩ đến việc loại bỏ hoàn toàn tư cách của Nga trong nhóm G-8, nhưng những ngôn từ được dùng trong thông cáo báo chí của nhóm G-8 không hề hàm ý “loại bỏ” hay “khai trừ”. Giới ngoại giao cho rằng nhiều nước thành viên nhóm G-8 vẫn còn để ngỏ cửa cho Nga quay trở lại.

Ông Obama nhân dịp này còn muốn tìm thêm sự ủng hộ của các nước G-8 trong việc gia tăng mức độ vic trừng phạt kinh tế đối với Nga, kể cả cấm vận trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, điều có có thể vấp phải sự phản đối của một số nước, vì Nga đang là nước cung cấp khí đốt và dầu mỏ chủ yếu cho nhiều nước EU. Kinh tế Tây Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu Nga cắt giảm hoặc ngừng cung cấp năng lượng cho châu Âu.

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, hai ngoại trưởng Nga và Ukraine đã có cuộc gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi binh lính Nga tiến vào Crimea. Sau cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia, ông Sergei Lavrov nói: “Chúng tôi đã thể hiện tầm nhìn của mình với hy vọng sẽ thiết lập được một cuộc nói chuyện thẳng thắn và có ích cho mọi người dân ở Ukraine”.

Một quan chức ngoại giao Ukraine cho biết: “Ông Lavrov khẳng định Nga không có ý định sử dụng lực lượng quân sự ở miền Đông Nam Ukraine. Hai bên đã thỏa thuận sẽ giữ mối quan hệ khẩn cấp ở bộ trưởng ngoại giao trong trường hợp có diễn biến bất ngờ”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn khẳng định ông không có tham vọng trong vấn đề Ukraine, nhưng cả Mỹ lẫn Anh đều tỏ rõ sự quan tâm với những báo cáo hôm thứ Hai là Nga đã triển khai lực lượng quân sự gần biên giới Ukraine. Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Tôi muối gửi một thông điệp rõ ràng đến chính phủ Nga và ông Putin rằng việc tiến thêm vào Ukraine sẽ là điều không thể được chấp nhận”.

THIỆN NGA (Theo Independent, Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI