Đừng bao giờ đeo kính áp tròng khi đi bơi, nếu không muốn bị mù

10/09/2017 - 15:30

PNO - Đeo kính áp tròng khi đi bơi có thể dẫn đến mù lòa. Tại sao vậy?

Đó là lời cảnh báo từ các chuyên gia từ Australia sau khi phát hiện ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis  được tìm thấy trong nguồn nước toàn cầu, chẳng hạn như nước hồ bơi hay nước từ vòi sen nhà tắm.

Chúng có thể thâm nhập sâu vào mắt dễ dàng vì kính áp tròng. Kết luận này đã được công bố trên tạp chí Nhãn khoa của Anh.

Dung bao gio deo kinh ap trong khi di boi, neu khong muon bi mu
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu được ghi nhận trong 18 năm qua, cho thấy 86% bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis đã đeo kính áp tròng khi đi bơi.


Tác hại của kính áp tròng là giúp ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis này có thể xuyên thủng nhãn cầu, gây suy giảm thị lực chỉ trong vòng vài tuần.

Song song với nguy cơ từ bể bơi, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh yếu tố rủi ro khi rửa kính áp tròng bằng nước máy thông thường. 

Dung bao gio deo kinh ap trong khi di boi, neu khong muon bi mu
1/5 số ca nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis được chỉ định phẫu thuật. Trường hợp nặng có thể phải cấy ghép giác mạc để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng.


Các bác sĩ phẫu thuật mắt cho biết nghiên cứu này một lần nữa cho thấy những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với những người đeo kính áp tròng, đặc biệt trong điều kiện vệ sinh kém.

Ký sinh trùng có thể bị mắc kẹt giữa nhãn cầu và kính áp tròng, khiến chúng không thể di chuyển nơi nào khác ngoài việc ăn sâu vào mắt.

Dung bao gio deo kinh ap trong khi di boi, neu khong muon bi mu
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất kính áp tròng ở Anh, hiện quốc gia này có khoảng 3,5 triệu người sử dụng kính áp tròng. Số liệu này vào năm 1992 là 1,6 triệu người.


Vào năm 2009, các nhà khoa học từ Đại học Queensland phát hiện số trường hợp nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm, đa phần trong số đó là những người đeo kính áp tròng.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI