Đưa ra tay phải, lấy lại tay trái

15/06/2014 - 11:12

PNO - PN - “Không tốt đẹp và không đáng hài lòng” là nhận định hiếm hoi mà một quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc (TQ) nói về tình trạng giao thương giữa TQ và các nước châu Phi vào lúc này.

edf40wrjww2tblPage:Content

Thống đốc Ngân hàng Trung ương TQ, ông Zhou Xiaochuan đã nói lên điều đó sau khi ký hợp đồng tín dụng trị giá hai tỷ USD với Ngân hàng phát triển châu Phi (ADB) nhằm cung cấp vốn cho các dự án quan trọng trong vùng.

Xưa nay, khi một dự án được TQ cung cấp tín dụng thì đương nhiên các công ty TQ sẽ giành được quyền thực hiện, bất kể tiến độ và chất lượng thực hiện dự án tệ hại đến thế nào. Nhưng giờ đây, trước sức ép và sự phản ứng, các nước khác cũng có quyền tham gia đấu thầu.

Mối quan hệ giao thương giữa TQ và các nước châu Phi có tốc độ tăng trưởng vũ bão trong vài thập niên vừa qua. Chỉ trong vòng hai thập niên, từ con số vài chục, hiện đã có hơn 2.500 công ty TQ hoạt động tại lục địa Đen với tổng kim ngạch giao thương lên đến gần 200 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, không ít công ty đang nắm thế độc quyền.

Vì nhiều lý do, mối giao thương này đang xấu đi một cách rõ rệt mà phát biểu của ông Zhou Xiaochuan đã phản ánh điều đó. TQ đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước châu Phi từng xem TQ như một hình mẫu trong việc phát triển kinh tế cho chính mình. “Đã phát sinh những suy nghĩ khác biệt và điều đó ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giao thương giữa các bên”, ông Zhou nói và nêu ra một trong những lý do dẫn đến điều đó là “thái độ không tốt của một số nhà đầu tư TQ khiến chính quyền các nước không hài lòng”.

Dua ra tay phai, lay lai tay trai

Công nhân TQ tại một công trường xây dựng ở Senegal - Ảnh: AFP

Trong lần công du các nước châu Phi đầu tiên của mình trên cương vị Thủ tướng, ông Lý Khắc Cường thừa nhận “mối giao hảo giữa TQ và các nước châu Phi bị tổn thương trầm trọng trong thời gian gần đây”. Tuy nhiên, ông phủ nhận cáo buộc TQ áp dụng chính sách “thực dân mới” trong lĩnh vực kinh tế nhằm mục đích vơ vét tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi, khiến các nước trong khu vực phải lệ thuộc TQ về mặt kinh tế.

Trước đây, các nước phương Tây luôn mạnh mẽ chỉ trích chính sách “đưa ra tay phải, lấy lại tay trái” của TQ tại châu Phi. Theo đó, khi cung cấp tín dụng cho một dự án, yêu cầu bắt buộc của TQ là chủ đầu tư chỉ được sử dụng các nhà thầu TQ trong mọi khâu, từ thiết kế đến cung ứng vật tư và xây dựng. Vì vậy, ngày càng có nhiều nước than phiền về chất lượng xây dựng tệ hại mà các nhà thầu TQ ôm trọn từ A đến Z. Không chỉ thế, họ còn sử dụng nhân công TQ thay vì sử dụng công nhân người bản địa.

Nhiều chính phủ ở châu Phi bắt đầu thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn với các công ty TQ. Năm rồi, chính phủ Ghana trục xuất hàng nghìn công nhân TQ làm việc bất hợp pháp tại các mỏ khoáng sản do các công ty TQ làm chủ. Trước đó, công nhân làm việc tại hai dự án khai thác dầu mỏ của TQ tại Chad và Niger đã đình công để phản đối chế độ lương bất bình đẳng giữa công nhân TQ và công nhân bản địa.

Ngày càng có nhiều quốc gia nhận ra rằng, TQ không hề cho không ai cái gì, và mục tiêu của họ là tạo cho các nước châu Phi về một hình ảnh TQ hào phóng, sẵn sàng giúp các nước này thoát cảnh đói nghèo, nhưng thực tế lại là khiến các nước phải lâm vào cảnh lệ thuộc về kinh tế.

THIỆN NGA (Theo Financial Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI