Độc đáo lễ hội 'Trâu rơm bò rạ' tái hiện nghề nông cổ truyền

28/01/2020 - 16:42

PNO - Lễ hội "Trâu rơm, bò rạ" ở Vĩnh Phúc với những chi tiết độc đáo tái hiện lại hình ảnh của một miền quê xưa cũ, gắn liền với người nông dân và ruộng đồng.

 

Hằng năm, cứ mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán hơn 20 con trâu, bò làm bằng rơm rạ đến từ 4 tổ của 2 làng Đồng Vệ và Bích Đại (xã Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tập trung tại miếu để khởi động năm mới với Lễ hội “Trâu rơm bò rạ”.
Hằng năm, cứ vào mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán là hàng chục con trâu, bò làm bằng rơm rạ đến từ 4 tổ của 2 làng Đồng Vệ và Bích Đại (xã Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại tập trung tại miếu để khởi động năm mới với Lễ hội “Trâu rơm bò rạ”

 

Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là trò trình trong lễ hội đã có từ lâu đời ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc - một vùng đất cổ thuộc châu thổ sông Hồng có lịch sử ngàn năm văn hiến.
Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là trò trình trong lễ hội đã có từ lâu đời ở vùng đất cổ thuộc châu thổ sông Hồng có lịch sử ngàn năm văn hiến này. Mỗi khi vào ngày lễ, hàng trăm người trong các làng nơi đây lại kéo đến xem hội với các màn trình diễn độc đáo.

 

thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi nảy nở.
Lê hội này tái hiện lại hình ảnh người nông dân từ xa xưa, thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi nảy nở. Với truyền thống lâu đời, người dân xã Đại Đồng qua nhiều thế hệ đều đã tham gia, chứng kiến lễ hội "trâu rơm, bò rạ" này vào mỗi dịp tết.

 

Khoảng 5h30 sáng, các chú
Từ sáng sớm, các chú "trâu rơm, bò rạ" đã lên đường đến sân miếu xã Đại Đồng để chuẩn bị cho một ngày hội năm mới

 

4 tổ đến từ các thôn, có những thôn tới 180 người tham dự, với 6 đến 8 trâu, bò lớn, nhiều bê, nghé cùng những người đại diện các tầng lớp công, nông, trí thức...
4 tổ đến từ các thôn, lên tới hàng trăm người tham dự, với 6 đến 8 trâu, bò lớn, nhiều bê, nghé cùng những người đại diện các tầng lớp công, nông, trí thức...

 

<img alt="" trâu,="" bò"="" của="" mỗi="" nhà="" đều="" phải="" được="" tuyển="" chọn="" cẩn="" thận="" với="" rơm="" rạ="" sạch="" cất="" đi="" từ="" mùa="" vụ="" trước="" đó.="" sau="" khi="" bện="" thành="" data-cke-saved-src="https://image.phunuonline.com.vn/fckeditor/upload/2020/20200128/images/6514_7.jpg" src="https://image.phunuonline.com.vn/fckeditor/upload/2020/20200128/images/6514_7.jpg">
"trâu, bò" của mỗi nhà đều phải được tuyển chọn cẩn thận với rơm rạ sạch được cất đi từ mùa vụ trước đó. Sau khi bện thành con trâu, con bò thì được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi; một người đàn ông đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày.

 

Một người cao tuổi rót những bát nước chè xanh thể hiện một hình ảnh nghỉ ngơi của người nông dân những năm xưa cũ. Đặc biệt, trong lễ hội này sẽ có nhiều anh nông dân do phụ nữ cải trang.
Một người cao tuổi rót những bát nước chè xanh thể hiện một hình ảnh nghỉ ngơi của người nông dân những năm xưa cũ. Đặc biệt, trong lễ hội này cũng xuất hiện nhiều anh nông dân do phụ nữ cải trang.

 

Ngược lại cũng có nhiều chị nông dân do cánh đàn ông đóng vai với đầy đủ son phấn, má hồng.
Ngược lại cũng có nhiều chị nông dân do cánh đàn ông đóng vai với đầy đủ son phấn, má hồng

 

Những người phụ nữ tham gia lễ hội với trang phục truyền thống
Những người phụ nữ tham gia lễ hội với trang phục của những người nông dân xưa

 

Trước khi màn trình diễn bắt đầu, đoàn rước dâng hương và lễ vật vào đền Thánh.
Vào phần Lễ, đoàn rước dâng hương và lễ vật vào đền Thánh

 

Tương truyền Đinh Thiên Tích - vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đã đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Vị tướng tài của vua Hùng đã dạy con dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn gia súc, xây nhà, dệt vải…
Tương truyền Đinh Thiên Tích - vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đã đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Vị tướng tài của vua Hùng đã dạy con dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn gia súc, xây nhà, dệt vải…

 

Được tham gia phần Lễ cũng là vinh dự của những đứa trẻ trong xã.
Được tham gia phần Lễ cũng là vinh dự của những đứa trẻ trong xã

 

Đến phần Hội, những chú trâu rơm, bò rạ được người dân cõng đi cày. Phía sau cũng có người cầm cày, vãi hạt giống...
Đến phần Hội, những chú trâu rơm, bò rạ được người dân cõng đi cày. Phía sau cũng có người cầm cày, vãi hạt giống...

 

Những người câu cá, thợ mộc, thầy đồ, học trò sẽ đóng góp những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn. Tiếng trống, chiêng vang lên, không khí lễ hội tưng bừng.
Người đàn ông đóng vai phụ nữ vô cùng duyên dáng thể hiện hình ảnh ruộng đồng, mùa màng bội thu, đây là mong ước của những người nông dân từ xa xưa.

 

Không chỉ  trình diễn trâu rơm bò rạ, vào ngày hội làng còn có trò trình tứ dân chi nghiệp với các vai: nông dân thầy đồ và học trò, thợ mộc, lái buôn tượng trưng cho bốn tầng lớp trong xã hội: nông, công, thương
Không chỉ trình diễn trâu rơm bò rạ, vào ngày hội làng còn có trò trình tứ dân chi nghiệp với các vai: nông dân thầy đồ và học trò, thợ mộc, lái buôn tượng trưng cho bốn tầng lớp trong xã hội: nông, công, thương

 An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI