Dịch, khảo chú 2 bộ bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

30/06/2014 - 17:03

PNO - PN - Để góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, mới đây, hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, Trần Viết Ngạc phối hợp với tạp chí Nghiên cứu và Phát triển tiến hành dịch, khảo chú hai bộ bản đồ cổ Thiên Nam...

edf40wrjww2tblPage:Content

Dich, khao chu 2 bo ban do co khang dinh chu quyen Hoang Sa

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh

Cho đến nay, tại thư viện Hán Nôm và các thư viện trên thế giới có khoảng 50 tác phẩm bản đồ của người Việt, từ đời Lê đến đời Nguyễn, đã vẽ về đất nước và mô tả cảnh sắc, đường sá. Trong số đó, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ là hai tác phẩm rất quan trọng.

Đây là hai bộ bản đồ sớm nhất nhì về vùng đất miền Trung có vẽ sơ lược về đường sá, sông ngòi, cửa biển, hải đảo, núi non và một số làng xã, chợ búa nổi tiếng thời bấy giờ; ghi chép các đồn lũy, việc bố phòng các đơn vị thủy binh, bộ binh của chúa Nguyễn, quan trọng nhất là trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Đỗ Bá Công Đạo đã ghi chép về Hoàng Sa: “Giữa biển khơi có dải cát gọi là Bãi Cát Vàng, dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng sừng sững giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi khi có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi phía trong trôi dạt ở đây, khi có gió Đông Bắc, thuyền đi phía ngoài cũng trôi dạt ở đây và đều chết đói hết cả, hàng hóa các loại đều bỏ lại ở đó. Nhà Nguyễn hằng năm vào cuối đông đem 18 chiếc thuyền đến đó để thu đồ vật, phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Trước đây, năm 1962, Viện Khảo cổ Sài Gòn có xuất bản Hồng Đức bản đồ, nhưng do nhóm dịch thuật, biên soạn chưa nắm rõ các địa danh nên đã gây cho người đọc ít nhiều nhầm lẫn, trong đó có Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. Việc dịch và khảo cứu lần này của hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, Trần Viết Ngạc góp phần giúp người đọc tiếp cận rõ ràng, cụ thể hơn các địa danh, đặc biệt là các văn bản cổ liên quan đến Hoàng Sa.

Dich, khao chu 2 bo ban do co khang dinh chu quyen Hoang Sa

Hình ảnh đảo Hoàng Sa (chỗ khoanh vùng) trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, do Đỗ Bá Công Đạo vẽ và ghi chú năm 1686, đến nay vẫn là tác phẩm đầu tiên của người Việt khảo chú về Hoàng Sa, từ không gian phân bố, sự nguy hiểm cho tàu thuyền đi ngang qua, sự vùi lấp, trầm tích các hàng hóa, vàng bạc, kim loại, súng đạn của những chiếc tàu bị vỡ, và việc khai thác, thu lượm các hóa vật này của đội thuyền Hoàng Sa 18 chiếc từ tháng Chạp mỗi năm, phục vụ cho nhu cầu của chúa Nguyễn. Điều này khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ XVII.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho biết thêm: Trong kho tàng thư tịch Hán Nôm, liên tục trong lịch sử, từ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo (1686), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776) cho đến Nam hà tiệp lục của Lê Đản (1812) nối tiếp nhau, đều liên tục ghi chép về Hoàng Sa và tiếp tục khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam, ít nhất từ thế kỷ XVII.

 Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI