Di tích cố đô Huế phập phồng trước bão số 4

26/09/2022 - 16:43

PNO - Ngày 26/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế khẩn trương triển khai phương án bảo vệ các công trình di tích xuống cấp trước lúc bão số 4 đổ bộ.

Có mặt tại di tích Phu Văn Lâu, mặt Nam của Kinh thành Huế, chúng tôi chứng kiến lực lượng của Phòng Quản lý - Bảo vệ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (TTBTDTCĐ) Huế đang vận chuyển gỗ, ván để thực hiện gia cố, bít kín khu cửa tầng 2 của di tích. Công đoạn này nhằm tránh gió bão mạnh thổi vào gây nguy cơ tốc mái công trình di tích.

Trước mặt Phu Văn Lâu, di tích Nghinh Lương Đình cũng đã được giằng chống bằng hệ thống dây neo chắc chắn, liên kết giữa các hệ cột trụ của di tích.

Nhân viên Trung tâm BTDTCĐ Huế di tích Phu Văn Lâu, mặt Nam của Kinh thành Huế
Nhân viên Trung tâm BTDTCĐ Huế dùng ván gia cố di tích Phu Văn Lâu, mặt Nam của Kinh thành Huế

Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng Phòng Quản lý - Bảo vệ, TTBTDTCĐ Huế cho biết, công tác giằng chống đã được triển khai ở các di tích trọng yếu, di tích ngoài trời, di tích có độ cao có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi gió bão, như: di tích Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình ở ven sông Hương; lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Nhật Thành Lâu… ở bên trong khu di sản Hoàng Cung Huế; di tích Quan Tượng Đài ở mặt Tây- Nam của Kinh thành Huế; cùng các công trình di tích tại các lăng. 

Ngoài lực lượng chính là cán bộ nhân viên của Phòng Quản lý- Bảo vệ, thì TTBTDTCĐ Huế cũng cắt cử thêm cán bộ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc theo dõi, trực phòng chống bão Noru đến hết ngày 29/9 và sẵn sàng huy động lực lượng hỗ trợ, ứng cứu khi được yêu cầu.

Trong ngày 26/9, TTBTDTCĐ Huế cũng tổ chức kiểm tra các công trình di tích, có phương án bảo vệ các công trình di tích xuống cấp. Đồng thời, nhắc nhở các đơn vị thi công gia cố hệ thống bao che các công trình di tích đang thi công do đơn vị mình quản lý nhằm hạn chế thiệt hại khi bão, lũ xảy ra. Phòng Cảnh quan môi trường của TTBTDTCĐ Huế cũng triển khai kiểm tra hệ thống cây xanh ở tất cả các điểm di tích và tiếp tục cắt tỉa, chống đỡ những cây dễ bị gãy đổ, chủ động phân công lực lượng kịp thời khắc phục hậu quả sau bão, lũ.

Di tích Phu Văn Lâu được chằng chống cẩn thận
Di tích Phu Văn Lâu được chằng chống cẩn thận

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết: Quần thể di tích Cố đô Huế trải rộng trên địa bàn từ vùng trũng trong khu vực Kinh thành Huế cho đến cho đến các khu lăng tẩm ở vùng gò đồi phía Tây Nam của TP.Huế và các huyện, thị xã. Trong đó, điểm xa nhất là lăng Gia Long cách trung tâm TP.Huế khoảng 20km, cùng một số điểm di tích nằm ven sông Hương thường chịu tác động nặng nề của gió bão, mưa lũ… gây chia cắt như: lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Gia Long, Điện Hòn Chén…  Chính vì vậy, công tác phòng chống thiên tai, bão lũ luôn được quan tâm hàng đầu, xây dựng kế hoạch bài bản hàng năm và cắt cử lực lượng triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn cho hệ thống di tích.

Theo TTBTDTCĐ Huế, lực lượng tham gia phòng chống thiên tai và  tìm kiếm cứu nạn của trung tâm luôn sẵn sàng, với khoảng 200 người tại chỗ, bao gồm bảo vệ ở các điểm di tích, cùng lực lượng cơ động, ứng cứu, khắc phục hậu quả với 50 người của các phòng, ban.

Một số hình ảnh cán bộ TTBTDTCĐ Huế nỗ lực bảo vệ di sản Huế trước lúc bão Noru đổ bộ vào đất liền:

Chằng chống di tích Phu Văn Lâu
Chằng chống di tích Lầu Ngũ Phụng
Giằng chống bằng hệ thống dây neo ở khu vực cửa Ngọ Môn. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Giằng chống bằng hệ thống dây neo ở khu vực cửa Ngọ Môn. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Đưa cây cảnh đến nơi  tránh trú bão an toàn
Đưa cây cảnh đến nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Giằng néo các cửa trong khu vực Đại Nội Huế
Giằng néo các cửa trong khu vực Đại Nội Huế. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
di tích Nghinh Lương Đình cũng đã được giằng chống bằng hệ thống dây neo chắc chắn
Di tích Nghinh Lương Đình được giằng chống bằng hệ thống dây neo chắc chắn
bít kín khu cửa tầng 2 của di tích. Công đoạn này nhằm tránh gió bão mạnh thổi vào gây nguy cơ tốc mái công trình di tích. Trước mặt Phu Văn Lâu
Nhân viên dùng gỗ bít kín khu cửa tầng 2 của di tích Phu Văn Lâu. Công đoạn này nhằm tránh gió bão mạnh thổi vào gây nguy cơ tốc mái công trình
Giằng néo di tích Quan Tượng Đài
Giằng néo di tích Quan Tượng Đài
Chống đỡ phần mái cột ở di tích Phu Văn Lâu
Chống đỡ phần mái, cột ở di tích Phu Văn Lâu

Thuận Hóa

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI