Chủ cửa hàng rau sạch giúp người tiêu dùng phân biệt rau muống bẩn độc

20/04/2016 - 14:14

PNO - Rau muống nhiễm hóa chất, tắm nhiều thuốc trừ sâu, kích thích... đang bày bán tràn lan trên thị trường, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Thời tiết đang độ thích hợp cho rau muống phát triển, hiện nay ở các chợ, loại rau được bày bán nhiều nhất là rau muống. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại đứng trước nỗi lo mua phải rau muống bẩn độc, tắm nhiều thuốc trừ sâu, chất kích thích.

Nhiều người không khỏi rùng mình khi tận mắt nhìn thấy những khu trồng rau bẩn trong nghĩa địa, cạnh cống rãnh bốc mùi hôi thối, phun thuốc trừ sâu... Hàng ngày, những loại rau bẩn này vẫn được bán tràn lan, âm thầm đầu độc người tiêu dùng.

Theo Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.

Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Do đó, cách phân biệt rau muống sạch và rau muống chứa hóa chất độc hại là mối quan tâm của nhiều người.

Chu cua hang rau sach giup nguoi tieu dung phan biet rau muong ban doc
Rau muống bẩn bày bán tràn lan trở thành nỗi lo của người tiêu dùng.

Trao đổi với PV báo Phụ Nữ TP.HCM, bà Nguyễn Thị Dung, chủ một cửa hàng bán rau sạch trên phố Lê Duẩn, Hà Nội cho biết: "Rau muống dùng quá phân đạm, hóa chất thì thân rau thường to hơn bình thường, thân rau rất mềm, lá màu xanh đen, có loại rau thì có màu xanh nhạt không được xanh tươi tự nhiên như rau sạch thông thường, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, khi nhặt rau sẽ không thấy có nhiều nhựa chảy ra.

Ngoài ra, với loại rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi nhiều bong bóng".

Theo bà Dung, rau muống sạch có thân rắn chắc, lá màu xanh tự nhiên, người tiêu dùng nên chọn loại rau muống độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường, không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, cũng không nên chọn mớ rau quá xanh mướt.

Rau sạch khi nhặt thường chảy ra nhiều nhựa trắng, bẻ giòn. Khi rửa, rau ít bị gãy nát. Khi nấu, rau sạch khó bị nát, ăn có độ giòn, ngọt nhất định. Nước luộc rau muống sạch thường có vị thanh, mát, không bị đổi thành màu xanh đen".

Chị Minh Châu, một chủ hàng rau quả sạch trên phố Hoàng Ngọc phách, Hà Nội cho biết: "Bây giờ rau cỏ ngoài chợ đang sợ lắm. Người trồng thì nghĩ mọi cách để thu lợi nhuận cao còn người buôn bán thì cứ thấy rau ngon, rau rẻ là lao vào mua, chỉ khổ người tiêu dùng. Có khi, chỉ vì một mớ rau mà cả nhà ngộ độc đi viện như chơi".

Theo chị Châu, rau muống là loại rau chính của mùa hè, loại rau này cũng dễ bị tắm thuốc kích thích, phân bón hóa học nhiều. Vì vậy người mua hàng cần phải tinh ý.

Cùng đồng quan điểm về cách phân biệt rau sạch, rau bẩn như bà Dung, chị Châu còn cho biết thêm: " Riêng mấy loại rau bẩn độc này, nếu người mua mang về mà bỏ tủ lạnh thì sẽ biết ngay, loại rau này sẽ nhanh úa vàng, nhũn nát.

Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Do có nhiều hóa chất, thuốc kích thích nên khi nấu rau thường dễ nát, nhũn đặc biệt là lá, khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Hơn nữa, sau khi luộc xong, để ra đĩa, nếu không ăn ngay sẽ thấy rau chuyển sang màu hơi đen".

Minh Dương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI