PNO - Tôi đang phân vân nên tiếp tục hay dừng lại. Liệu tôi có thể hạnh phúc khi kết hôn với anh - một người đã ly hôn và quá nhiều gánh nặng?
Chia sẻ bài viết: |
Trần Thị Ngọc Hà 07-07-2022 17:43:06
Theo ý kiến của riêng tôi là bạn không nên cưới chồng như vậy. Bởi vì, tôi cũng đã và đang có chồng như bạn gần cưới nè. Khổ lắm bạn ơi, lúc đó khóc cũng không biết khóc cùng ai… nói cho cùng, bạn đã đủ kinh tế và nghị lực thì sống một mình cho khỏe nha. Lời khuyên chân thành đó. Hãy gặp gỡ bạn bè và người thân chơi vui vẻ là hạnh phúc nhất đời. Đừng dại ôm khổ vào thân. Thân chào bạn!!!
Jennynguyen 05-07-2022 14:29:46
Một giải pháp mới mẻ mà cháu mình đã áp dụng, thử góp cho bạn chút ý kiến. Bạn nói rõ là:
1. Không thể lấy lại nhà để ở vì còn phải trả góp.
2. Nếu sợ sẽ không còn yêu ai được nữa thì lần này không phải bạn chuẩn bị làm vợ mà là làm nô lệ.
3. Nếu vẫn muốn đám cưới thì được, nhưng không làm hôn thú, nếu muốn có con thì cũng được, sau này ly hôn khỏi mất công tranh chấp gia sản và bạn thì có đứa con.
4. Nếu anh ta không tiền để góp gạo thổi cơm thì bạn cũng không cần phải lo cho anh ta và vợ cũ cùng con anh ta.
Nếu tới đây bạn thấy mệt mỏi cần suy nghĩ thêm, thì chúc mừng bạn: bạn vừa suýt bước vào địa ngục.
Sau này muốn có con thì đăng ký xin tinh trùng, vì luật pháp nước ta cho phép phụ nữ ngoài 30 tuổi độc thân được cấy tinh trùng để có con.
Trang 03-07-2022 19:44:15
Dự cảm của bạn về tương lai với chồng chưa cưới không sai đâu, đừng xem nhẹ giác quan thứ 6 của mình. Đàn ông đa phần, sợ nhất là yếu thế về kinh tế và quyền lực so với người phụ nữ của mình. Hiện tại anh ta có vẻ yêu thương trân trọng bạn, nhưng lòng tự tôn đàn ông của anh ta, trước sự độc lập về tài chính của bạn, sẽ dần hóa thành tự ti. Tự ti thì sẽ đi giúp người yếu thế hơn anh ta ( là vợ cũ + con riêng) để tìm kiếm lại tự tôn. Với lại, bạn không để ý là anh ta đang từ từ khống chế nguồn tài chính của bạn sao? Bạn đang có nợ trả góp căn nhà, vậy bạn phải trả cho xong nó rồi tính. Đúng như bạn lo đấy, sau này có con với anh ta khi nợ nhà vẫn chưa trả xong, vậy là bạn có thêm một gánh nặng kinh tế nữa, mà anh ta không thể san sẻ cùng bạn. Ngoài ra bạn còn phải lo chu cấp kinh tế cho bố mẹ bạn và bố mẹ anh ta nữa, vì anh ta chỉ có thể lo cho gia đình vợ cũ thôi. Về tình cảm, liệu anh ta có thể có đủ thời gian cho bạn và con của bạn không, khi hiện tại anh ta không thể sắp xếp ổn thỏa với vợ cũ và hai đứa con riêng? Sống với người đàn ông có gia cảnh như thế này, bạn chưa đủ chuẩn bị đâu. Không bảo bạn không biết yêu thương khoan dung người khác, nhưng bạn phải tự hỏi “Có đáng không?” Đừng cố ép mình làm anh hùng.
Kể chút về kinh nghiệm riêng của mình, mình giúp chị gái mình trông con đã 4 năm sau khi chị mình ly dị. Mình thấy được nhiều điều từ lúc chị mình lấy chồng và ly hôn. Khi quen nhau, cả hai người nhìn có vẻ vui vẻ hòa hợp về sở thích; chồng cũ cũng khá quan tâm chăm sóc chị mình. Lúc đám cưới thì chị mình và chồng cũ là nhân viên văn phòng. Dần dần kinh tế và sự nghiệp chị mình vững chắc hơn chồng cũ. Khi sinh con vài năm, chị mình luôn cố gắng đi làm thêm giờ để lo cho con. Chồng cũ thì quan niệm chỉ cần đi làm 9 tiếng và đi nhậu là sống vui rồi, nên sau 5 năm kết hôn vẫn không thăng tiến hay thêm thu nhập gì. Tình cảm vợ chồng cũng sức mẻ liên tục vì lí do đó, cũng như chênh lệch về tri thức, nhân sinh quan và cách nuôi dạy con. Về sau chị mình cũng có nói thêm là chồng cũ hay dùng từ ngữ không tôn trọng ba mẹ mình nên hai người cãi nhau. Sau khi ly dị, anh ta hay ghé đón cháu mình đi chơi cuối tuần hoặc chở nó đi học buổi sáng. Sau 4 năm, những việc như vậy trở thành vài tháng/lần, có lẽ anh ta đã có gia đình mới. Chị mình không đề cập, cũng không đòi hỏi; quan tâm đến con như thế nào thì tự anh ta phải chủ động. Nói cho cùng, những cuộc điện thoại bàn luận về trách nhiệm nuôi con giữa hai người, thường mang không khí nặng nề. Hiện tại chị mình có bạn trai mới rất thương chị, nhưng chính chị mình cũng trầy trật chia sẻ thời gian cho con mình và bạn trai mới.
Mình kể sơ chuyện, bạn thấy hữu ích thì liên hệ vào sự việc của bạn. Lập gia đình với người đã từng có gia đình là việc không dễ dàng. Cảm thấy quá sức, quá phức tạp thì bạn nên lượng sức mình mà rút lui. Hơn 30 tuổi đã là hết hi vọng đâu, chỉ những người nghĩ giá trị của bạn đã hết mới không đáng để bạn yêu. Ngoài kia vẫn còn nhiều người đàn ông đáng trân trọng.
Chúc bạn vui vẻ và bình an.
Phương Tran 01-07-2022 06:46:09
Bạn nên suy nghĩ và cân nhắc kỹ về việc lập gia đình. Vì lập gia đình với người ly dị vợ và còn phải lo cho vợ cũ và con cái trong khi lương anh ta không đủ. Bạn phải gánh vác nhiều liệu bạn có đủ sự hi sinh và rộng lượng để chịu đựng không .
Chị thấy mình sai lầm khi ôm đồm hết mọi thứ, từ mua đất làm nhà đến chi trả các khoản nợ, nên chồng không biết gì cả.
Tôi đang mắc kẹt trong vòng xoáy của nợ nần và dối trá, không lối thoát...
Chị thấy những cô dâu sinh ra trong gia đình giàu có, về nhà chồng khó hòa nhập, sống khác người, khiến chị... sợ lây.
Chị cứ ngỡ cuộc sống mình trôi qua êm đềm như tuổi thơ sống trong căn nhà có cha mẹ, anh chị em quây quần, cho đến khi lập gia đình.
Đùng một cái, Thanh thông báo dịp lễ này dẫn người yêu về ra mắt, cả nhà vừa rối vừa mừng.
Láng giềng cứ nửa phố nửa quê vậy mà vui. Tối lửa tắt đèn có nhau, chớ không phải đèn nhà ai nấy sáng.
Đi giữa thành phố rực cờ hoa. Tôi thầm tự hào và mong có ai đó hỏi về ba, tôi sẽ rất thích và trả lời: Ba tôi là bộ đội!
Tôi vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hăng hái tham gia các hoạt động. Phong trào Đoàn Đội đã rèn tôi thành thanh niên mạnh khoẻ, lạc quan.
Bây giờ điều kiện kinh tế khá hơn, nhưng mỗi lần đưa tiền cho vợ, thái độ của chồng khiến Linh chán nản.
“Thế hệ cợt nhả” là thế hệ gì mà nhắc đến ai nấy ngao ngán lắc đầu?
Hễ không được đáp ưng yêu sách là cậu quý tử chặn số, cắt đứt liên lạc với bố mẹ.
Tôi lao vào đầu tư, làm ăn, xoay xở... nhưng cái tôi mất lại là những tháng ngày yên ổn nhất, là những bữa cơm tối có đầy đủ tiếng cười.
Người ta xài đồ cũ vì hoàn cảnh, vì thói quen, hay vì một lý do nào khác?
Khi cảm thấy chân như bước đến đường cùng, hãy nghĩ, hãy tìm đến một người để nói ra...
Chuyện mở hay tắt đèn trên giường tưởng “nhỏ như con thỏ” nhưng với không ít cặp đôi lắm khi gây cơm không lành canh không ngọt.
Con ước một lần được cảm nhận sự công bằng, được bố mẹ nhìn nhận và yêu thương như những đứa con khác trong gia đình.
Người bi quan phàn nàn về cơn gió, người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều, người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm
Một người chưa từng biết thế nào là hạnh phúc, coi thường hạnh phúc...