Cần tăng cường quản lý khai thác cát ở Đồng bằng sông Cửu Long

19/12/2022 - 18:50

PNO - Việc đối mặt với sạt lở bờ sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Do đó, việc quản lý khai thác cát sỏi lòng sông một cách hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 19/12, tại TP. Cần Thơ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát”.

Hoạt động khai thác cát ở An Giang
Hoạt động khai thác cát ở An Giang

Theo WWF - Việt Nam, ĐBSCL là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Đây là trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực, đóng góp 31,37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu… Song, ĐBSCL cũng là một trong những khu vực bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu, là một trong những đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trước hiện tượng nước biển dâng. Ngoài ra, các hiện tượng cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, xói mòn, sụt lún, sạt lở… đang không ngừng gia tăng ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát quá mức đã làm cho những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt là việc đối mặt với sạt lở bờ sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân. Do đó, việc quản lý khai thác cát sỏi lòng sông một cách hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp bách đặt ra. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia lo ngại, lượng phù sa, bùn cát của sông Mekong đã giảm khoảng 50%, từ 160 triệu tấn vào năm 1992 xuống còn 75 triệu tấn vào năm 2014. Theo báo cáo của Ủy hội Sông Mekong công bố năm 2018, tổng lượng trầm tích (bao gồm cát) đổ về sông Tiền và sông Hậu đang ngày càng giảm dần và dự kiến chỉ còn khoảng 4,5 triệu tấn trầm tích vào năm 2040. Nguyên nhân là do hàng loạt thủy điện được xây dựng trên khu vực thượng nguồn. Độ sâu của sông Tiền và sông Hậu năm 2008 đã tăng thêm 1,3m so với thời điểm năm 1998, tương đương 90 đến 110 triệu m3 trầm tích bị giảm đi từ lòng sông. Từ năm 2008 đến 2016, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu xảy ra nhanh hơn, trung bình sâu thêm 3 - 7m. Điều này, cho thấy trầm tích đang bị lấy đi khỏi lòng sông ngày càng nhiều so với giai đoạn 1998 - 2008.

Ông Hà Huy Anh - phát biểu
Ông Hà Huy Anh phát biểu - Ảnh: H.T

Ông Hà Huy Anh - Quản lý dự án cát bền vững ở ĐBSCL (thuộc WWF - Việt Nam) khuyến cáo, khai thác cát thay vì dựa trên trữ lượng cát ở đáy sông, thì cần dựa trên sự cân bằng của ngân hàng cát để hạn chế rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường..

Huỳnh Trọng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI