Biên đạo Tấn Lộc: ​Múa sống được ư? Còn lâu lắm!

31/08/2013 - 18:50

PNO - PNO - Sau Chuyện kể những chiếc giày, Mộc, Sương sớm, Tấn Lộc và các biên đạo trong vũ đoàn Arabesque lại tiếp tục trình làng vở mới: Tích tắc.

edf40wrjww2tblPage:Content

Đó là câu chuyện về đời người, từ thời niên thiếu khi trở thành một thiếu nữ, biết yêu, và suy tư về cuộc đời với những câu hỏi về tương lai.

* ​Câu chuyện về đời người nhưng lại có tên Tích tắc - như tiếng thời gian trôi, rất chi là… khoảnh khắc?

Bien dao Tan Loc: ​Mua song duoc u? Con lau lam!

Biên đạo múa Tấn Lộc: ​Đúng rồi, Tích tắc là khoảnh khắc. Thật ra chúng tôi đã đặt hàng trăm cái tên cho vở này, nhưng rồi cuối cùng chọn Tích tắc. Cuộc đời một con người, dù thành hay bại cũng có rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ và đáng để giữ lấy, nếu không biết giữ, tự chúng ta sẽ để nó trôi đi. Vở múa là hành trình trưởng thành của một cô gái, là sự thay đổi sắc màu cuộc đời từ đôi mắt của cô gái đó, theo từng ngày, và cô mang câu hỏi về một tương lai của mình, như bao nhiêu người trong chúng ta vẫn luôn thế. Điều tôi muốn nói là, chúng ta có rất nhiều chọn lựa cho cuộc đời mình, cho tương lai của mình. Cái còn lại là chúng ta chọn điều gì, và làm gì cho lựa chọn đó.

* ​Có đến bốn biên đạo cho vở múa này, và đó là bốn gương mặt từng nhiều năm du học, làm việc ở nước ngoài, đoạt một số giải thưởng ngoài nước. Điều đó bảo đảm là Tích tắc sẽ hay, đúng không?

- ​Tôi nhớ lúc chúng tôi dựng Chuyện kể những chiếc giày vào năm 2009, nhiều khán giả xem xong đã khóc. Đó là lần đầu tiên có một vở múa làm cho người ta khóc. Tôi không chắc khán giả có hiểu hết câu chuyện của chúng tôi hay không, nhưng tôi tin là họ cảm nhận được. Nhiều khán giả xem đền 3-4 lần, và họ khóc 3-4 lần. Nói như thế để rõ hơn rằng với múa, khó nói thế nào là hay, vì nó phụ thuộc vào cảm xúc. Nhiều người nghĩ rằng không thể xem múa được vì họ không hiểu ngôn ngữ múa, nhưng không phải thế. Với múa, không cần hiểu vẫn có thể cảm nhận được.

​Bốn biên đạo, gồm tôi, Thanh Phương, Ngọc Khoa và Bảo Trung cùng nhau nghĩ ra những động tác trên một ý tưởng ban đầu. Chúng tôi vừa làm vừa điều chỉnh. Cùng với âm nhạc của Bach, Beethoven, Mozart và hiệu ứng ánh sáng, chúng tôi sẽ kể về một câu chuyện, nhưng cảm nhận câu chuyện đó như thế nào là tùy vào từng người. Khán giả có thể hiểu câu chuyện theo cách của riêng mình. Có khi câu chuyện mà họ cảm nhận còn hay hơn câu chuyện mà chúng tôi muốn nói.

* ​Là Tố Như quen thuộc, là Ngọc Tuyền lạ lẫm, là hai diễn viên múa bé xíu… anh có thể nói thêm một chút về những yếu tố quen-lạ-độc này?

Bien dao Tan Loc: ​Mua song duoc u? Con lau lam!

- ​Là Tố Như mà không là ai khác, trong vai cô gái nhân vật chính, bởi tôi đánh giá Tố Như là diễn viên múa tài năng nhất Việt Nam hiện nay. Rất tài và rất tâm. Tố Như năm nay tròn 40 tuổi, ở tuổi này không còn mấy ai vẫn đam mê với múa. Tố Như thì khác.

​Ngọc Tuyền, tuy lạ mà không lạ. Nhiều người thấy lạ vì chỉ quen với một Ngọc Tuyền có giọng opera cao vút, mà không biết rằng thật ra xuất thân của Ngọc Tuyền là múa. Với Tích tắc, Tuyền tập luyện trong một tháng ròng rã, và Tuyền sẽ vừa múa vừa hát.

​​Hai diễn viên nhí trong vở sẽ xuất hiện trong đoạn đầu, khi cô gái đó còn ở thời niên thiếu. Chúng tôi phải casting nhiều rồi mới chọn ra được hai gương mặt này. Diễn viên nhí nữ mới 6 tuổi, là học trò của một biên đạo trong Arabesque, còn diễn viên nhí nam 7 tuổi, là thành viên của nhóm múa Hoa Mẫu Đơn từng khiến nhiều người xúc động tại Vietnam’s Got Talent. Cậu bé ấy có một gương mặt rất u buồn, rất “múa”, rất hợp vai.

* ​Anh có nói rằng vở này, anh dựng múa đương đại theo một cách khác, dành cho khán giả Việt Nam. Cách khác đó có phải là vì khả năng thưởng thức múa của khán giả Việt Nam còn hạn chế?

- Nói khả năng của khán giả mình hạn chế là không đúng đâu. Ở nước ngoài, khán giả tiếp cận và sinh hoạt với múa khi còn bé xíu, khán giả mình thì không, nên tất yếu là phải khác nhau thôi. Chính vì thế, khán giả nước ngoài họ cũng dễ dàng tiếp nhận những cách múa đương đại thiên về bản năng. Còn cụ thể cái khác mà tôi làm ở đây là múa đương đại dựa trên những kỹ thuật ballet cơ bản, chứ không phải là múa theo bản năng kia.

​Chuyện kể những chiếc giày, Sương sớm, Mộc, Chạm tay vào quá khứ… trong đó có vở là của anh, có vở là của người khác dàn dựng nhưng đều có một điểm chung là rất ăn khách, diễn đi diễn lại nhiều lần. Vậy có phải hiện múa đương đại đã có một đời sống mạnh mẽ?

- Không đâu. Tôi tin rằng Chuyện kể những chiếc giày năm 2009 đã tạo ra một bước ngoặt cho múa, khiến nhiều người có một cái nhìn khác về múa so với trước đó, và chỉ là thế thôi. Có thể nhìn vào thực tế mà thấy, hiện ở TP.HCM chỉ có chúng tôi và Nhà hát giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM là dàn dựng những vở múa để công diễn, ngoài ra đâu có ai khác. Nếu múa có đời sống mạnh mẽ thì tình hình đã khác. Như biên đạo Thanh Phương của chúng tôi, ở Đức cô ấy rất dễ dàng có một công việc về múa, vì cô ấy rất giỏi, nhưng về đây thì cô ấy không có đất dụng võ. Múa có một đời sống mạnh mẽ ư? Còn lâu lắm!

* ​Xin cám ơn anh, và chúc Tích tắc thành công!

VÕ HÀ (thực hiện)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEnhanvattacphamvi /strCate=nhanvattacpham

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvandevi /strCate=vande

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsangtacvi /strCate=sangtac

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATErubikvanhoavi /strCate=rubikvanhoa
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvanhoavi /strCate=vanhoa