Bác sĩ, điều dưỡng ở "chiến trường COVID-19" nhắn gửi thông điệp Ngày Sức khỏe thế giới 7/4

07/04/2020 - 11:42

PNO - 7/4 – Ngày Sức khỏe Thế giới, ngành y đứng trước đại dịch COVID-19 toàn cầu, các y, bác sĩ đứng trên “mặt trận" này vẫn chung niềm tin chiến thắng.

 
Điều dưỡng Trần Thị Hải, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, 29 Tết nguyên đán, chị đã vào chăm sóc hai cha con người Trung Quốc mắc COVID-19. Tết xa gia đình, chị Hải hiểu được sự mong mỏi về với gia đình của người đang cách ly, điều trị COVID-19 ở bệnh viện, chị tâm sự: “Vì sự an toàn cho người thân của mình, bệnh nhân hãy để chúng tôi được chăm sóc tốt cho các bạn. Những người ở bên ngoài hãy bình tĩnh, cập nhật thông tin hướng dẫn phòng bệnh và áp dụng con em mình, nấu cho các cháu những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tạo những trò chơi trong nhà để bé hạn chế nhất có thể việc ra ngoài. Dịch COVID-19 vẫn còn, tôi có thể hiểu được nỗi lo của các ông bố, bà mẹ, nhưng mong sao chúng ta cùng đồng hành đẩy lùi dịch bệnh. Mọi người khỏe là món quà lớn của ngành y tế chúng tôi.

Từ 29 Tết Nguyên đán Canh Tý, điều dưỡng Trần Thị Hải (khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) đã trực tiếp chăm sóc hai cha con người Trung Quốc mắc COVID-19. Tết xa nhà, chị hiểu được sự mong mỏi về với gia đình của người đang cách ly, điều trị COVID-19 ở bệnh viện.

Chị tâm sự: “Vì sự an toàn cho người thân của mình, bệnh nhân hãy để chúng tôi chăm sóc tốt cho các bạn. Những người ở bên ngoài hãy bình tĩnh, cập nhật thông tin hướng dẫn phòng bệnh để tất cả chúng ta được an toàn. Đừng đi đâu xa, hãy về nhà nấu cho các cháu những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tạo những trò chơi trong nhà để bé hạn chế tối đa việc ra ngoài. Dịch COVID-19 vẫn còn, tôi có thể hiểu được nỗi lo của các ông bố, bà mẹ, nhưng mong sao chúng ta cùng đồng hành đẩy lùi dịch bệnh. Mọi người khỏe là món quà lớn của ngành y tế chúng tôi.

 

Bác sĩ Vũ Thị Sim, khu Cách ly trung tâm (phường Cát Lái, quận 2, TPHCM), bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết đã viết đơn tình nguyện ở luôn trong khu cách ly, cùng các y bác sĩ khác ngày đêm theo dõi, chăm sóc sức khỏe 24/24 cho hơn 100 người đến cách ly. “Mỗi người đến cách ly đều cho tôi một cảm xúc khác nhau, hơn hết là sự tin tưởng của người dân. Tôi cũng như anh, chị đồng nghiệp khác vui mừng khi khoảng cách giữa ngành y và người dân ngày được rút ngắn lại. Có chị điều dưỡng đã nói với tôi, không hiểu sao mỗi người hết thời gian cách ly, khi ra về mình lại cảm thấy vui đến thế. Tôi cũng vậy, đôi lúc công việc áp lực cộng với sự nóng nảy tôi đã làm mọi người phải sợ vì những lúc cau có nhưng khi tiễn một người bình an về với gia đình, bao nhiêu mệt mỏi đã tan biến. Tôi xin lỗi khi làm mọi người thấy tôi xấu xí lúc căng thẳng, nhưng tôi rất mừng nếu như mọi người vì cộng đồng khai báo trung thực để chúng tôi có thể giúp đỡ”.

Chị Vũ Thị Sim, Khu cách ly trung tâm (phường Cát Lái, quận 2, TPHCM), là bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết đã viết đơn tình nguyện ở luôn trong khu cách ly. Chị cùng các y, bác sĩ khác ngày đêm theo dõi, chăm sóc sức khỏe 24/24 cho hơn 100 người đến cách ly tại đây.

"Mỗi người đến cách ly tại đây đều cho tôi cảm xúc khác nhau, hơn hết là sự tin tưởng của người dân. Tôi cũng như anh, chị đồng nghiệp khác vui mừng khi khoảng cách giữa ngành y và người dân ngày được rút ngắn lại.

Có chị điều dưỡng đã nói với tôi, không hiểu sao mỗi người hết thời gian cách ly, khi họ ra về, mình lại cảm thấy vui đến thế. Tôi cũng vậy, đôi lúc công việc áp lực cộng với tính nóng nảy, tôi đã làm mọi người sợ vì những lúc cau có. Nhưng khi tiễn một người bình an về với gia đình, bao nhiêu mệt mỏi tan biến. Tôi xin lỗi khi làm mọi người thấy mình xấu xí lúc căng thẳng, nhưng rất mừng nếu mọi người vì cộng đồng mà khai báo trung thực để chúng tôi có thể giúp đỡ”.

Từ ngày dịch COVID-19 xuất hiện vào cuối tháng 1-2020, bác sĩ Đậu Ngọc Trung, phụ trách khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế TP.Biên Hòa và đồng nghiệp bắt đầu với cuộc chiến chống lại dịch bệnh này. Cùng từ đó, anh Trung miệt mài với công việc đưa đón, kiểm tra sức khỏe cho những người trở về từ vùng dịch, những ca có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.  Anh Trung cho biết, đón người trở về từ vùng dịch hay làm việc trong các khu các y, điều tất yều là các y, bác sĩ đều có sự tiếp xúc với những ca F1 hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Do đó, nhiều nhân viên y tế đã “tự cách ly” với gia đình, người thân. Họ không về nhà mà ở lại bệnh viện, trung tâm y tế và làm việc liên tục chỉ với mong muốn đẩy lùi đại dịch này. “Tôi phải đã gửi con về quê ngoại rồi. Tôi nghĩ, cuộc chiến với đại dịch COVID-19 sẽ còn gian nan, chưa biết khi nào sẽ kết thúc” – bác sĩ Trung cho hay Hơn 3 tháng nay, bác sĩ Trung cùng nhiều đồng nghiệp của mình không được nghỉ ngơi. Ngày nào cũng vậy, kể cả cuối tuần, chỉ cần nhận điện thoại là họ mặc đồ bảo hộ lên đường đón người dân từ vùng dịch trở về, không kể ngày hay đêm. Có những ngày đội phản ứng nhanh của bác sĩ Trung phải đưa gần 30 người trở về từ vùng dịch. Có người phải đưa vào khu cách ly tập trung, có người phải đưa về tận nhà. Công việc nhiều, các y, bác sĩ phải làm miệt mài suốt 21 tiếng (từ 7g sáng hôm nay đến 4g sáng ngày hôm sau). Đến bữa, họ chỉ ăn vội ổ bánh mì hoặc cái bánh bao.  Tuy vậy, trong vài tháng qua, bác sĩ Trung đã gặp 5 trường hợp không chịu đi cách ly tập trung dù họ là F1. “Họ khóc lóc vì sợ sống khổ trong khu cách ly. Họ đâu biết rằng, chỉ 1 ca bệnh nghi ngờ hay có tiếp xúc với người nhiễm bệnh thì hàng trăm người cùng “chạy đua” với thời gian để khống chế dịch” – bác sĩ Trung buồn nói.

Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện vào cuối tháng 1/2020, bác sĩ Đậu Ngọc Trung, phụ trách khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế TP Biên Hòa miệt mài với công việc đưa đón, kiểm tra sức khỏe cho những người trở về từ vùng dịch, những ca có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.

Bác sĩ Trung cho biết, đón người trở về từ vùng dịch hay làm việc trong các khu cách ly, điều tất yếu là các y, bác sĩ sẽ tiếp xúc với những ca F1 hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Do đó, nhiều nhân viên y tế đã “tự cách ly” với gia đình, người thân. Họ không về nhà mà ở lại bệnh viện, trung tâm y tế và làm việc liên tục chỉ với mong muốn đẩy lùi đại dịch này. 

Hơn 3 tháng nay, bác sĩ Trung cùng nhiều đồng nghiệp không được nghỉ ngơi. Ngày nào cũng vậy, kể cả cuối tuần, chỉ cần nhận điện thoại là họ mặc đồ bảo hộ lên đường đón người dân từ vùng dịch trở về, không kể ngày hay đêm. Có những ngày, đội phản ứng nhanh của bác sĩ Trung phải đưa gần 30 người trở về từ vùng dịch. Có người phải đưa vào khu cách ly tập trung, có người phải đưa về tận nhà. 

“Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 sẽ còn gian nan, chưa biết khi nào kết thúc. Công việc nhiều, các y, bác sĩ phải làm việc miệt mài suốt 21 tiếng (từ 7g sáng hôm nay đến 4g sáng hôm sau). Đến bữa, chúng tôi chỉ ăn vội ổ bánh mì hoặc cái bánh bao. Nhưng buồn vì có khoảng 5 trường hợp không chịu đi cách ly tập trung dù họ là F1.

Họ khóc lóc vì sợ sống khổ trong khu cách ly. Họ đâu biết rằng, chỉ 1 ca bệnh nghi ngờ, hay có tiếp xúc với người nhiễm bệnh, thì hàng trăm người cùng “chạy đua” với thời gian để khống chế dịch. Bản thân tôi cũng xa gia đình vì mọi người, tôi phải gửi con về quê ngoại để chiến đấu với COVID-19" - Bác sĩ Trung chia sẻ.

Điều dưỡng Nguyễn Thành Đạt, khoa Cách ly (Bệnh viện Phổi Đồng Nai) cho hay, có những chuyến bay đi về ban đêm, nhiều người chưa ăn tối và muốn ăn bún, phở. Nhưng bệnh viện lại xa trung tâm, không có hàng quán bán ban đêm. Do đó, nhân viên của khoa đã “thuyết phục” những người vào cách ly ăn mì tôm nấu trứng lót dạ. “Từ ngày có dịch đến giờ, công việc của chúng tôi nhiều hơn. Chúng tôi không chỉ khám, kiểm tra thân nhiệt cho họ hàng ngày, mà còn làm các công việc của khoa như thời điểm trước dịch. Chúng tôi còn kiêm thêm việc lo từ bữa cơm giấc ngủ cho họ. Những người cách ly thiếu thốn gì, kể cả vật dụng cá nhân, chúng tôi đều lo hết”- điều dưỡng Đạt tâm sự. Bắt đầu từ tháng 4-2020, Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai sẽ chuyển thành bệnh viện chuyên chữa trị các ca nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19. Bệnh viện COVID này sẽ chấm dứt hoạt động, thực hiện trở lại nhiệm vụ bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi khi hết dịch COVID-19. Cũng từ đó, bác sĩ Bùi Văn Thịnh, Trưởng khoa lao B là một trong những y, bác sĩ của bệnh viện sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với các ca nghi nhiễm, hoặc nhiễm COVID-19. Bác sĩ Thịnh nhắn nhủ: “Chúng tôi đi làm, không tiếc công sức và chấp nhận đối mặt với nguy cơ lây nhiễm chỉ mong đẩy lùi đại dịch này. Tôi mong muốn các bạn hãy ở nhà, không đến chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc để cùng chúng tôi xua tan dịch bệnh”.

Điều dưỡng Nguyễn Thành Đạt, khoa Cách ly (Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai) cho hay, có những chuyến bay về Việt Nam vào ban đêm, nhiều người dân chưa ăn tối và muốn ăn bún, phở. Nhưng bệnh viện ở xa trung tâm, không có hàng quán bán ban đêm. Do đó, nhân viên của khoa đã “thuyết phục” những người vào cách ly ăn mì tôm nấu trứng lót dạ.

“Từ ngày có dịch, công việc của chúng tôi nhiều hơn, không chỉ khám, kiểm tra thân nhiệt cho người vào cách ly hàng ngày, mà vẫn làm các công việc của khoa như thời điểm trước dịch. Chúng tôi còn kiêm thêm việc lo từ bữa cơm, giấc ngủ cho người dân. Chúng tôi không để những người vào đây cách ly phải thiếu thốn, kể cả vật dụng cá nhân”- điều dưỡng Đạt tâm sự.

Bắt đầu từ tháng 4/2020, Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai sẽ chuyển thành bệnh viện chuyên chữa trị các ca nghi nhiễm hoặc mắc COVID-19. Bệnh viện này sẽ chấm dứt hoạt động, thực hiện trở lại nhiệm vụ bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi khi hết dịch COVID-19.

 

Bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh, nơi gần 10 bác sĩ không một phút chần chừ, mặc đồ bảo hộ để hội chẩn khẩn, mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly tại Tây Ninh. Ê-kíp mổ cũng phải cách ly sau khi cứu sống bệnh nhân. Bác sĩ Bình chia sẻ: “Việc quan trọng hàng đầu là người dân hãy chủ động thực hiện các phương pháp phòng, chống COVID-19, tin tưởng vào các hướng dẫn của Bộ Y tế. Các bác sĩ của bệnh viện cố gắng tạo điều kiện tốt nhất chăm sóc sức khỏe mọi người. Đừng lo lắng, chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”.

Bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh, nơi gần 10 bác sĩ không một phút chần chừ, mặc đồ bảo hộ để hội chẩn khẩn, mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung khi đang cách ly tại Tây Ninh. Ê-kíp mổ cũng phải cách ly sau khi cứu sống bệnh nhân.

Bác sĩ Bình chia sẻ: “Việc quan trọng hàng đầu là người dân hãy chủ động thực hiện các phương pháp phòng, chống COVID-19, tin tưởng vào các hướng dẫn của Bộ Y tế. Các bác sĩ của bệnh viện cố gắng tạo điều kiện tốt nhất chăm sóc sức khỏe mọi người. Đừng lo lắng, chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”.

 

Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Quận 2, TPHCM, phụ trách Khu cách ly trung tâm (phường Cát Lái, quận 2): “Tại khu cách ly này hiện có hàng trăm người Việt Nam và nước ngoài; có trường hợp hai mẹ con đều phải cách ly. Không riêng Bệnh viện Quận 2, tất cả nhân viên y tế Việt Nam đều cố gắng chăm sóc sức khỏe người dân, dù là người Việt hay nước ngoài. Y tế Việt Nam luôn bên cạnh, giúp các bạn vượt qua dịch bệnh.

Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Quận 2, TPHCM, phụ trách Khu cách ly trung tâm (phường Cát Lái, quận 2): “Tại khu cách ly này hiện có hàng trăm người Việt Nam và nước ngoài; có trường hợp hai mẹ con đều phải cách ly.

Không riêng Bệnh viện Quận 2, tất cả nhân viên y tế Việt Nam đều cố gắng chăm sóc sức khỏe người dân, dù là người Việt hay nước ngoài. Y tế Việt Nam luôn bên cạnh, giúp các bạn vượt qua dịch bệnh".

Phạm An - Gia Huy

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI