Ai nên uống thuốc aspirin chống đột quỵ?

23/10/2017 - 15:21

PNO - Chỉ trong 2 ngày Báo Phụ Nữ TP.HCM đăng bài “Cách cứu người đột quỵ bằng 2 viên thuốc rẻ tiền”, riêng fanpage của báo có hơn 860 bạn đọc chia sẻ thông tin đến bạn bè của mình.

Đặc biệt nhiều bạn đọc gửi về tòa soạn nhiều câu hỏi liên quan đến việc uống aspirin ngừa đột quỵ như: vỡ mạch máu não có uống được không? Ai không nên uống aspirin ngừa đột quỵ? Bao nhiêu tuổi mới nên uống? Đau bao tử có uống aspirin được không?...

Ai nen uong thuoc aspirin chong dot quy?
 

Vỡ mạch máu não có uống được không?

Chia sẻ với Báo Phụ Nữ, bác sĩ Mahen Nadarajah (Singapore) – Phụ trách can thiệp nội mạch của Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM) tư vấn: Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột; bệnh gồm 2 dạng: nhồi máu não (chiếm 85% ca) và xuất huyết não (chiếm 15% ca).

Với nhồi máu não: Xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch máu ở não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

Do đó, trong trường hợp người bệnh đột quỵ do nhồi máu não cần uống 2 viên aspirinsẽ hạn chế được tai biến, thậm chí kéo dài thời gian vàng để cứu bệnh nhân nhờ cơ chế làm giảm kết dính của cục máu đông.

Ai nen uong thuoc aspirin chong dot quy?
 

Với xuất huyết não: Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não. Và khi mạch máu đã vỡ thì việc uống thuốc aspirin ngừa đột quỵ không có hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn bề ngoài, người nhà sẽ không biết được bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não hay xuất huyết não. Cách tốt nhất là cho bệnh nhân dùng 2 viên aspirin (mỗi viên 81mg, tức khoảng 160mg) trên đường đến bệnh viện, hoặc trong lúc chờ gọi xe cấp cứu.

Ai không nên uống aspirin ngừa đột quỵ?

Người dân có thể phòng ngừa đột quỵ bằng cách uống mỗi ngày một viên aspirin 81mg. Người bệnh nên uống vào buổi sáng sau khi ăn; hạn chế uống vào buổi tối vì thường đói bụng gây đau dạ dày.

Ngoài ra, thuốc aspirin không giới hạn độ tuổi uống, nhưng tốt nhất là người trên 45 tuổi hoặc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: người béo phì, cao huyết áp hoặc dị dạng mạch máu... 

Nhưng với người bị đau bao tử không nên tự uống aspirin mà phải được bác sĩ tư vấn, hoặc người mắc các bệnh lý về máu làm giảm tiểu cầu, loãng máu… cũng không uống tự tiện, nếu không sẽ mất máu, chảy máu…

Ai nen uong thuoc aspirin chong dot quy?
Tầm soát nguy cơ đột quỵ bằng hệ thống máy DSA hiện đại (Ảnh chụp tại Bệnh viện Quốc tế City)

Bác sĩ Mahen Nadarajah cho rằng, hiện nay việc tầm soát tránh xảy ra bệnh đột quỵ đã có những thành tựu mới. Người bệnh có thể đến bệnh viện tầm soát đột quỵ. Chỉ cần chụp cộng hưởng từ vùng đầu cổ và siêu âm tim, đo huyết áp là biết được trong năm đó có bị đột quỵ hay không. Nếu bệnh nhân nhận kết quả tốt thì việc tầm soát đợi đến vài năm sau mới tiếp tục thực hiện. Và cần chú ý khi đột quỵ ở người trẻ cũng đã xuất hiện.

Những triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện như: đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, kèm theo cứng cổ, nôn; gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác nói gì, yếu đột ngột ở một phần cơ thể; nhìn khó khăn: mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi; tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu; mất ý thức.

Cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh

Trong thời gian đợi bệnh nhân được đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, có thể sơ cứu người bệnh như sau:

Trước hết loại bỏ đờm và nước dãi, hoặc các dị vật trong miệng để tránh gây khó thở cho bệnh nhân, trong thời gian đột quỵ bộc phát không cho bệnh nhân ăn gì. Cho người bệnh nằm ở tư thế đầu hơi nghiêng. Nếu bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu tê liệt thì cần điều chỉnh để nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt.

Nếu bệnh nhận đột quỵ bị hôn mê cần tiến hành hô hấp nhân tạo theo quy trình thổi hơi vào miệng nạn nhân và ép tim ngoài lồng ngực (thổi ngạt 2 hơi – ép tim ngoài lồng ngực 10 lần).

Hoàng Lan

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI