Xung động não khi ngủ giúp rửa trôi các mảng bám gây suy giảm trí nhớ

22/11/2019 - 07:00

PNO - CSF, một chất lỏng trong suốt cũng được tìm thấy trong cột sống, được cho là giúp cuốn trôi các vật liệu “độc hại” có liên quan đến sự phát triển của chứng mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston (Mỹ) xem xét 13 bộ não của những người trẻ, từ 23 đến 33 tuổi trong khi ngủ và nhận thấy dịch não tủy (CSF) tràn vào não cứ sau 20 giây hoặc lâu hơn theo từng đợt sóng.

CSF, một chất lỏng trong suốt cũng được tìm thấy trong cột sống, được cho là giúp cuốn trôi các vật liệu “độc hại” có liên quan đến sự phát triển của chứng mất trí nhớ.

Xung dong nao khi ngu giup rua troi cac mang bam gay suy giam tri nho
 

Đồng thời, nhóm tác giả cũng theo dõi các loại hoạt động khác nhau trong não người tham gia. Các điện cực giúp đo hoạt động của các tế bào thần kinh và MRI ghi nhận sự hiện diện của máu giàu ô-xy giúp cung cấp năng lượng cho não. Nhìn chung, khi mỗi người rơi vào giấc ngủ, các tín hiệu điện gọi là sóng chậm hoặc “sóng delta” xuất hiện.

Vài giây sau, dòng máu rút ra và CSF được đẩy vào não theo những nhịp sóng nhịp nhàng. Lời giải thích cho cơ chế này là các tế bào não không cần nhiều ô-xy trong khi ngủ, do đó máu rời khỏi khu vực, làm áp lực trong não giảm xuống và CSF nhanh chóng chảy vào để duy trì áp lực ở mức an toàn.

Những người mắc bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer - một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất - có lượng sóng delta ít hơn và yếu hơn. Trường hợp này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong não và làm giảm nhịp đập của CSF khi ngủ. Từ đó có thể dẫn đến sự tích tụ protein độc hại làm suy giảm khả năng bộ nhớ. 

 Ngọc Hạ (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI