Trường không chuyên tuyển sinh ngành Y, Dược học: Nguồn giảng viên từ đâu?

07/06/2016 - 07:18

PNO - Khác với các ngành khác, Y và Dược là 2 ngành có tính đặc thù, giảng viên của 2 ngành này không phải muốn là có luôn.

"Đội ngũ giảng viên đảm bảo yêu cầu của Bộ"

Liên quan đến thông báo tuyển sinh 2 ngành Y đa khoa và Dược học vừa được Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát đi, ngày 6/6, Báo Phụ nữ TP.HCM đã có cuộc trao đổi với GS.TS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường nhà trường.

Ông Hóa cho hay đến thời điểm hiện tại, phía nhà trường đã đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của Bộ về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Và đặc biệt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết Đội ngũ giảng viên của nhà trường "nói chung là ở mức đảm bảo yêu cầu của Bộ".

"Về đội ngũ giảng viên, nói chung cũng ở mức độ đảm bảo yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Khi mà đưa thông báo tuyển sinh chúng tôi có nêu một số các khối ngành ví dụ như ngành số 6 (Ngành Y, Dược), Giáo sư chúng tôi có 3 người, có 11 Phó giáo sư,  55 tiến sĩ, 41 thạc sĩ, còn lại một số các giáo viên bình thường... Hoàn thiện được một số cơ chế Bộ cho phép đào tạo".

Truong khong chuyen tuyen sinh nganh Y, Duoc hoc: Nguon giang vien tu dau?
Khác với các ngành khác, Y và Dược là 2 ngành có tính đặc thù, giảng viên của 2 ngành này không phải muốn là có luôn.

Đi vào cụ thể hơn về vấn đề cán bộ đào tạo ngành Y đa Khoa và Dược học của nhà trường, ông Hóa cho hay đội ngũ giáo viên được mời về bao gồm các vị GS, PGS trong ngành đã về hưu, một số cán bộ ở các cơ quan liên quan khác có nhu cầu tham gia, đăng ký.

"Trước đây chúng tôi có mời ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên là Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng ông có nói rằng bây giờ ông đang làm ở bên Ban bảo vệ sức khỏe của Trung ương vì vậy ông Triệu nói rằng độ hơn năm nữa ông nghỉ hưu rồi sẽ về trường. Hiện nay chúng tôi có GS.TS Nguyễn Đăng Tuấn - ông này Nguyên là giám đốc Sở y tế Hà Nội...

Nguồn cán bộ đến giảng dạy trước hết ở đại học Y Hà Nội và đại học Dược Hà Nội đã nghỉ công tác và một số người dưới 60 thì họ đang làm việc ở một số ngành và họ muốn tham gia, có nhu cầu và họ đăng ký và chúng tôi trả lương cho họ. Rồi bên bệnh viện Quân đội nữa họ chuyển sang, nói chung là có chức có quyền và có đóng góp cho ngành Y, Dược của Việt Nam trong 70 năm qua. Đặc biệt là PGS. TS thuộc các ngành quân y".

Nói về những lo ngại của nhiều người trước việc ngành Y, Dược vốn là ngành đặc thù thế nhưng mới được đào tạo tại một trường không chuyên, Hiệu trưởng trường Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cho rằng:

"Thực ra một trường mới mở Y Dược, xã hội quan tâm thì cũng đúng thôi, chưa tin tưởng lắm về khả năng đào tạo của trường, đương nhiên là mới chứ đào tạo sau này chắc chắn là xã hội sẽ có cái nhìn đầy đủ lý do để mà tin tưởng chúng tôi...

Chứ còn bây giờ ngay cán bộ ra trường bao nhiêu năm rồi vẫn còn bỏ quên bông băng trong bụng, đã có chứ phải không có. Cho nên cái sai sót này có thể có, nhưng chúng tôi chưa đào tạo ra sản phẩm, chưa biết thế nào. Vấn đề cạnh tranh bây giờ là về chất lượng chứ không phải về cũ mới", ông Hóa nhấn mạnh.

Nếu thí sinh chọn ĐH "Kinh Công" chứ không chọn ĐH Y, Dược: Vì sao?

Như trên đã nói, khác với các ngành khác, Y và Dược là 2 ngành có tính đặc thù, giảng viên của 2 ngành này không phải muốn là có luôn, đặc biệt là các giảng viên vừa có khả năng chuyên ngành giỏi, vừa có khả năng sư phạm tốt và đặc biệt phải có tâm với nghề.

Thông tin thầy Hiệu trưởng trường Kinh doanh và công nghệ Hà Nội tiết lộ về việc mời các GS, PGS, Tiến sĩ, Thạc sĩ về  dạy cho khoa Y, Dược của trường, có thể thấy nguồn cán bộ, giảng này xuất phát từ 3 nguồn:

Thứ nhất, những vị Nguyên là những người có chức có quyền trong ngành Y tế. Thứ hai, bao gồm các vị các vị trẻ dưới 60 tuổi, làm một số ngành và họ muốn tham gia, có nhu cầu và họ đăng ký và chúng tôi trả lương cho họ. Rồi bên bệnh viện Quân đội nữa họ chuyển sang, nói chung là có chức có quyền và có đóng góp cho ngành Y, Dược.

Điều này, dễ dàng nhận thấy các bác sĩ, cán bộ làm đã và đang làm trong ngành Y, Dược này có thể chuyên ngành rất tốt tuy nhiên kỹ năng sư phạm liệu có đảm bảo, dư luận đặt ra câu hỏi.

Nguồn thứ ba, như thầy Hóa nói, gồm các thầy cô đã nghỉ công tác tại các trường Đại học Y, đại học Dược. Thêm một lần nữa, dư luận đặt ra câu hỏi vậy tại sao cùng các thầy cô của trường Y, Dược... nhưng nếu như các thí sinh lại chọn xét tuyển ĐH Kinh doanh Công nghệ mà không chọn ĐH Y, Dược thì đó là lý do gì?

Đặc biệt là điều có thể nhìn thấy trước mắt mà ai cũng có thể nhận thấy trong bao năm qua, 2 ngôi trường vốn nổi tiếng chọn lựa kỹ lưỡng lượng sinh viên với số điểm đầu vào cực cao tầm từ 26-28,5 điểm.

Trong khi đó, mới đây trường Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông báo tuyển sinh 2 ngành Y đa khoa và dược học vừa được Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát đi, theo đó trường tuyển 400 chỉ tiêu cho cả 2 ngành, với mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 20 điểm.

Thiết nghĩ, nếu thí sinh chọn khoa Y đa khoa và Dược học của trường Kinh doanh Công nghệ Hà Nội thay vì chọn xét tuyển vào 2 trường Y và Dược có chăng là vì vấn đề điểm số!?

Tất nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tất cả những nghi vấn này vấn này vẫn còn nằm ở tương lai.

Hà Vũ - Lam Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI