Tranh chấp trong quan hệ lao động: Lao động nữ luôn thiệt thòi

07/11/2013 - 08:51

PNO - PN - Sinh con đã hơn hai năm vẫn không được hưởng chế độ thai sản, bị đuổi việc không có lý do… nhiều lao động nữ đã phản ánh đến Báo Phụ Nữ những khốn khổ vì cách hành xử tùy tiện, bất chấp quy định pháp luật...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tranh chap trong quan he lao dong: Lao dong nu luon thiet thoi

Cần tăng cường công tác thanh tra để bảo vệ lao động nữ - Ảnh mang tính minh họa 

Con hai tuổi vẫn chưa được nhận chế độ thai sản

Là trường hợp của chị Mai Thị Bắc, nguyên nhân viên Nhà máy sản xuất thiết bị nội ngoại thất dầu khí thuộc Công ty (CT) CP Thiết bị nội ngoại thất dầu khí (Q.3, TP.HCM). Năm 2011, chị Bắc sinh con, đã nộp đầy đủ hồ sơ cho CT để làm chế độ trợ cấp thai sản nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trong quá trình làm việc từ tháng 8 - 11/2012, chị cũng không được CT thanh toán tiền lương, tổng cộng 11,7 triệu đồng. Cán bộ của CT hứa chậm nhất ngày 30/9/2013 sẽ thanh toán nợ lương và trả tiền trợ cấp thai sản nhưng đến nay vẫn làm lơ.

Chị Bắc bức xúc: “Nhiều lần gọi điện đến doanh nghiệp (DN) để đòi lương, tiền trợ cấp thai sản nhưng tôi không gặp được đại diện CT. Gặp được thì bị mắng xối xả, nói để từ từ khi nào có họ trả, sao lại làm ầm lên. Trong khi đó, hoàn cảnh của tôi rất khó khăn, chưa có việc làm mới, lại đang nuôi con nhỏ, gia đình phải chạy ăn từng bữa”.

Chị Lục Thị Phương Thùy (Q.Tân Phú), nhân viên kế toán CT TNHH MTV Hùng Cường ở Q.12 thì bị sa thải vào tháng 6/2012 không lý do, trong lúc đang mang thai tháng thứ tư, không giải quyết cho chị bất kỳ khoản phụ cấp hay bồi thường nào. Đến nay, chị Thùy đã sinh con nhưng vẫn không nhận được quyền lợi thai sản, thất nghiệp. Cơ quan chức năng Q.12 đã xác định CT chấm dứt HĐLĐ trái luật, đề nghị phải bồi thường cho chị Thùy nhưng CT không đồng ý, buộc lòng chị phải khởi kiện ra tòa.

Gian nan khởi kiện

Chị Lý Ngọc Hạnh (Q.Bình Tân) công nhân CT TNHH may Nhật Tân kể: Tháng 9/2012 tôi sinh con, khi trở lại làm việc CT chỉ hứa suông, không giải quyết chế độ thai sản. Ngày 31/5/2013, tôi làm đơn xin nghỉ việc (báo trước 45 ngày) vì hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nuôi con nhỏ. Ngày 1/6/2013, CT ra quyết định cho thôi việc kể từ ngày 31/5/2013 nhưng không chốt sổ BHXH và giải quyết chế độ thai sản cho tôi.

Phòng LĐ-TB-XH Q.Bình Tân tổ chức hòa giải tranh chấp LĐ giữa chị Hạnh và CT, hai bên ký nhận như sau: “CT TNHH may Nhật Tân phải trả tiền thai sản cho chị Hạnh, với số tiền theo quy định của Luật BHXH và 50% tiền nằm viện khi sinh con, CT và bà Hạnh đã thỏa thuận CT sẽ thanh toán phần viện phí này. CT TNHH may Nhật Tân sẽ chốt sổ bảo hiểm và trả sổ cho bà Hạnh. Đến ngày 18/7/2013 hai bên: CT và NLĐ không thực hiện theo thỏa thuận xem như biên bản hòa giải không thành”.

Chị Hạnh nói: “Sau khi hòa giải, CT vẫn không thực hiện như thỏa thuận. Tôi phải làm đơn gửi lên tòa án Q.Bình Tân. Cuối tháng 8/2013, tòa xử, CT chịu trả tiền trợ cấp thai sản cho tôi nhưng đến nay vẫn chưa chốt sổ BHXH và trả sổ để tôi hưởng chế độ”.

Năm 2011, Báo Phụ Nữ từng có bài viết về cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên giáo viên Trường tiểu học dân lập (THDL) Úc Châu. Tháng 8/2010, cô Hà được nhận vào Trường THDL Úc Châu (Q.1, TP.HCM) để giảng dạy lớp tiếng Việt đặc biệt, buổi sáng dạy môn toán và tiếng Việt, buổi chiều quản nhiệm phần tiếng Anh. Trong quá trình làm việc, nhà trường không ký HĐLĐ với cô Hà. Đến tháng 5/2011, sau khi nhận lương, đại diện Trường THDL Úc Châu thông báo không còn muốn tiếp tục quan hệ LĐ với cô. Cô Hà đã khởi kiện ra tòa. Đáng buồn là đến thời điểm này (tháng 11/2013), sau hai năm 6 tháng theo đuổi vụ kiện, cô Hà vẫn chưa được giải quyết các chế độ.

Tranh chap trong quan he lao dong: Lao dong nu luon thiet thoi

Chị Lục Thị Phương Thùy bị sa thải không lý do, đến nay, gần hai năm chị vẫn chưa nhận được bồi thường

Luật có cũng như không

Theo các chuyên gia LĐ, hiện các DN không hề ngán ngại khi NLĐ khởi kiện ra tòa, vì để theo đuổi một vụ kiện đòi vài tháng chậm trả tiền lương, tiền chế độ chưa thanh toán thì khi có kết quả, NLĐ đã hao tốn gấp nhiều lần số tiền đi đòi, lại chưa chắc đã nhận được tiền vì con đường thi hành án cũng không kém gian nan. Trong khi đó, đa phần LĐ nữ lại làm việc tại các KCX-KCN, chủ yếu đến từ các vùng nông thôn, trình độ thấp, không đủ nhận biết và bảo vệ quyền lợi của mình một cách đúng đắn, kịp thời.

Luật sư Nguyễn Văn Cường - Công ty Luật Cường và cộng sự nhận định: Hiện nay các mức phạt trong lĩnh vực LĐ như: giao kết HĐLĐ, BHXH, BHYT… còn nhẹ. Thanh tra LĐ không thể bao quát hết do lực lượng quá mỏng. Do đó, các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ không sợ và cố tình không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, công tác tố tụng tại tòa án còn nhiều bất cập, không đồng bộ, khó khả thi. Việc thực thi pháp luật trên thực tế chưa đủ nghiêm minh. Do vậy, tòa án vẫn chưa phải là lựa chọn đáng tin cậy của NLĐ trong việc cầu viện công lý.

Do tâm lý phụ thuộc việc làm và sợ mất việc nên NLĐ không dám yêu cầu hay phản ánh các vi phạm của DN (nhất là ký HĐLĐ). Đến khi bị cho nghỉ việc mới dám khiếu nại. Lúc này thì họ không có gì để chứng minh mối quan hệ LĐ hoặc có các chứng cứ chứng minh vi phạm của người sử dụng LĐ nên pháp luật không bảo vệ được cho NLĐ. Do đó, các tổ chức đoàn thể hoạt động trong DN cần sưu tầm các địa chỉ tư vấn pháp luật uy tín để cung cấp cho NLĐ khi cần được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn giải quyết tranh chấp để không ảnh hưởng đến thời hiệu hòa giải (sáu tháng) hoặc khởi kiện (một năm) vụ án LĐ - luật sư Nguyễn Thị Anh Đào, Trưởng văn phòng Luật sư Công đoàn TP.HCM đề xuất.

 Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI