TP.HCM: Dịch tay chân miệng tăng mạnh trong mùa tựu trường

13/09/2015 - 13:46

PNO - Thống kê mới nhất tại bệnh viện nhi đồng 2, ngày 13/9, có hơn 50 bệnh nhi mắc tay chân miệng được điều trị.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số ca bệnh này điều trị là gần 80.

 PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, đầu năm học là thời điểm bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và lây lan trên diện rộng, vì thế người dân, nhà trường phải nâng cao ý thức phòng bệnh.

Theo dự báo, tháng 9 chỉ là khởi điểm, tháng 10 và 11 mới là đỉnh điểm của bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới, số trẻ mắc bệnh sẽ còn tăng.

TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
Người dân đến đăng kí khám khi trẻ có triệu chứng bị bệnh tay- chân -miệng rất đông.

 Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết, từ đầu năm đến nay, số lượng trẻ nhập viện bị tay chân miệng hơn 1.250 ca.

Trong vòng một tháng trở lại đây, số lượng trẻ mắc tay chân miệng tăng nhiều so với các tháng trước đó.

TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
Phòng khám cũng chật kính người.

Vào tháng 7, số ca nhập viện vì tay chân miệng là 126 ca. Đến tháng 8, ca bệnh tăng lên 242. Đặc biệt, chỉ 10 ngày đầu tháng 9, số trẻ nhập viện đã gần 150.

Theo ghi nhận, trên địa bàn TP.HCM, số lượng trẻ nhập viện vì tay chân miệng nhiều ở các quận Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn… Ngoài ra, một số trẻ ở các tỉnh cũng được chuyển lên hai bệnh viện này chữa trị.

Người nhà bệnh nhân hầu hết đều rất mệt mỏi, cô Thu theo con đem cháu đi khám ở bệnh viện nhi đồng 1 tâm sự: “Bé sốt cao từ hôm qua, nghi bị bệnh tay- chân- miệng nên tôi cùng con đem cháu lên bệnh viện khám, rất là thương cháu khi cứ sốt cao, khóc hoài không chịu nín” cô rươm rướm nước mắt. 

Một số trẻ khi nhập viện chỉ mới xuất hiện các vết bọng nước ở tay, chân và miệng. Tuy nhiên, một số trẻ khác lại nhập viện khi đã trở nặng với tình trạng bị nôn ói, sốt cao… Đáng lưu ý là có một số trường hợp trẻ bị bệnh tay - chân - miệng nhưng không có các triệu chứng điển hình như không nổi bóng nước ở tay chân miệng hoặc có nổi bóng nước nhưng không tìm thấy.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, trong các tháng trước, số trẻ nhập viện vì tay chân miệng khoảng 30 đến 40 ca.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, con số này tăng lên đáng kể. Đặc biệt, mấy ngày gần đây, mỗi ngày, có khoảng 80 trẻ đến khám vì bệnh này. Mỗi ngày, có khoảng 2 đến 3 trẻ bị nặng, phải hỗ trợ điều trị tích cực.

Bác sĩ Khanh cho rằng, số ca nhập viện tăng vì tay chân miệng là do trẻ tựu trường, thời tiết thuận lợi cho virut phát triển. Tháng 9 chỉ là khởi điểm, tháng 10 và 11 mới là đỉnh điểm nên trong thời gian tới, số trẻ mắc tay chân miệng sẽ còn tăng.

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cảnh báo, hiện nay bệnh tay - chân - miệng chuẩn bị vào mùa cao điểm và đã có các trường hợp biến chứng nặng nên các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý. Bệnh có thể trở nặng ngay từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5. Do đó, không nên tính bệnh theo ngày mà theo các triệu chứng của bệnh.

TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
Do tình trạng thiếu phòng, người nhà phải trải chiếu nằm ngoài phòng bệnh.
TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
Phòng bệnh chật kính bệnh nhân, có giường phải nằm ghép
TP.HCM: Dich tay chan mieng tang manh trong mua tuu truong
Trẻ bị sốt cao rất khó dỗ dành, nên ba mẹ của trẻ phải tìm mọi cách để dỗ giành cho bé nín khóc.

Hải Yến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI