“Tình sử Thăng Long”: Một góc nhìn khác về mối tình Nguyễn Huệ - Ngọc Hân

16/02/2024 - 11:17

PNO - Tối 15/2 (nhằm Mùng 6 tết), vở nhạc kịch sử Việt “Tình sử Thăng Long” với sự góp mặt của dàn diễn viên hùng hậu từ sân khấu kịch nói lẫn cải lương đã chính thức công diễn tại Nhà hát Bến Thành (quận 1).

Có thể nói, đây là tác phẩm được chờ đón bậc nhất mùa diễn Tết nguyên đán Giáp Thìn này khi được sự hợp lực của 2 nhà sản xuất hàng đầu sân khấu phía Nam là sân khấu kịch Hồng Vân và công ty giải trí Kim Tử Long.

Được phóng tác từ kịch bản Công chúa Ngọc Hân của cố tác giả Lưu Quang Vũ, có thể nói Tình sử Thăng Long đã có được chất liệu rất tốt để làm nên một tác phẩm ấn tượng.

Thăng Long tình sử - ca khúc chủ đề vở nhạc kịch Tình sử Thăng Long (nhạc sĩ: Chí Tâm) - Nguồn: Sân khấu kịch Hồng Vân.

Mối tình giữa người anh hùng áo vải cờ đào và nàng công chúa lá ngọc cành vàng của triều đình nhà Lê là đề tài yêu thích của sân khấu nước nhà.

Nhưng khác nhiều vở diễn thường có cái nhìn lý tưởng và mang mô-típ giai nhân hội ngộ anh hùng, Công chúa Ngọc Hân ngày trước hay Tình sử Thăng Long hôm nay có cái nhìn thực tế hơn, chỉ rõ: đấy là cuộc hôn nhân chính trị.

Tình sử Thăng Long bắt đầu từ cuộc hôn nhân chính trị giữa Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân.
Tình sử Thăng Long bắt đầu từ cuộc hôn nhân chính trị giữa Bắc Bình vương Nguyễn Huệ (NSƯT Kim Tử Long) và công chúa Ngọc Hân (Hoàng Yến).

Vở diễn khai thác giai đoạn quân Tây Sơn mới tiến quân ra Bắc. Dù giương cao ngọn cờ “phù Lê diệt Trịnh” nhưng vẫn vấp phải muôn vàn khó khăn trước sự nghi kỵ của quý tộc nhà Lê, sự bất hợp tác của giới sĩ phu Bắc Hà, sự bất an của người dân đàng Ngoài.

Cuộc hôn nhân giữa Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân diễn ra trong tình thế đó không ngoài việc để Tây Sơn an định lòng người và nhà Lê vẫn duy trì vương quyền chính thống.

Triều đình nhà Lê luôn giữ thái độ nghi kỵ lẫn khiếp sợ quân Tây Sơn.
Triều đình nhà Lê luôn giữ thái độ nghi kỵ lẫn khiếp sợ quân Tây Sơn.
Giới quý tộc nhà Lê
Giới quý tộc nhà Lê và tàn dư quân Trịnh liên tục chống phá quân Tây Sơn.

Hai con người xa lạ Nguyễn Huệ và Ngọc Hân buộc phải gắn kết với nhau mà không hề nguyện ý. Nguyễn Huệ coi thường nàng công chúa quen sống trong nhung lụa chắc là “chỉ biết nhõng nhẽo”. Ngọc Hân lại càng khiếp sợ vị tướng “đi ra từ hang đá” không khác gì “phường thảo khấu”.

Thế nhưng 2 con người đó đều là những bậc tài hoa, chí lớn và nhất là “thương dân thương nước” cho nên dù đến với nhau trong nghi ngờ, định kiến nhưng cuối cùng họ đã tìm được sự đồng điệu.

Tình sử Thăng Long có cái nhìn
Tình sử Thăng Long có cái nhìn rất mới về nhân vật công chúa Ngọc Hân - một nàng công chúa tài đức vẹn toàn, có tầm nhìn xa, tư tưởng tiến bộ.

Chính công chúa Ngọc Hân với tài hoa và tấm lòng của mình đã giúp Nguyễn Huệ kết nối và thu phục những người hiền tài như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn An về dưới trướng của mình.

Quan điểm về việc trọng dùng người tài của người
Quan điểm về việc trọng dụng người tài của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ cũng được thể hiện rõ ràng trong vở.

Tuy nhiên, vì thế, đây nên là một tác phẩm kịch lịch sử chính luận hơn là hình thức sử ca như lựa chọn của nhà sản xuất và thực tế phần âm nhạc của vở cũng không nhiều và không đủ ấn tượng.

Đạo diễn trẻ Hoàng Hải và ê-kíp vở diễn cũng đã nỗ lực rất nhiều để tăng kịch tính và tính giải trí cho vở qua những cảnh hành động, những đại cảnh đông người nhưng mạch kịch lại chưa được đẩy đến cao trào, thiếu điểm nhấn. Đặc biệt là các nghệ sĩ vẫn cần thêm thời gian để  “thấm” nhân vật và phối hợp nhuần nhuyễn cùng nhau hơn.

Tuy đã nhiều lần vào vai Nguyễn Huệ
Tuy đã nhiều lần vào vai Nguyễn Huệ trong các vở cải lương, chương trình sân khấu hóa nhưng Nguyễn Huệ của Tình sử Thăng Long lại rất khác, cũng là một thử thách mới với NSƯT Kim Tử Long.
Vai nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng
Vai nữ tướng Bùi Thị Xuân (NSƯT Trinh Trinh) cũng được thể hiện đa chiều, nữ tính hơn.
Diễn viên Hiếu Nguyễn
Từ màn ảnh bước sang sân khấu, Hiếu Nguyễn có vai diễn khá ấn tượng trong Tình sử Thăng Long.
Vai gian hùng Nguyễn Hữu Chỉnh là dấu ấn mới của diễn viên trẻ Xuân Nghị.
Vai gian hùng Nguyễn Hữu Chỉnh là dấu ấn mới của diễn viên trẻ Xuân Nghị.
Tuy đất diễn không nhiều nhưng mối tình giữa Sâm (Minh Luân) và Mai (Bình Tinh) để lại nhiều nuối tiếc.
Trong vở, mối tình chớm nở giữa Sâm - cận vệ Bắc Bình vương Nguyễn Huệ (Minh Luân) và Mai - thị nữ công chúa Ngọc Hân (Bình Tinh) cũng để lại nhiều nuối tiếc.
Tuy xuất hiện không nhiều
Gia Bảo góp mặt trong một vai nhỏ nhưng phù hợp sở trường hài của anh.   
Tình sử Thăng Long vẫn còn đến với khán giả vào 20g mùng Bảy tết.
Tình sử Thăng Long vẫn còn đến với khán giả vào 20g Mùng 7 tết.
Tình sử Thăng Long có sự tham gia của: NSND Hồng Vân (Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ công chúa Ngọc Hân), NSƯT Kim Tử Long (Nguyễn Huệ), NSƯT Trinh Trinh (nữ tướng Bùi Thị Xuân), Hoàng Yến (công chúa Ngọc Hân), Bình Tinh (Mai), Xuân Nghị (Nguyễn Hữu Chỉnh), Minh Luân (Sâm), Hiếu Hiền (Vược), Hiếu Nguyễn (Quận công Lê Nhượng), Gia Bảo (Lê Quân), Hoàng Khôi (Ngô Thì Nhậm), Khôi Nguyên (Út Thiện)…

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI