Phụ nữ tham gia quốc hội và hội đồng nhân dân

Tiếng nói mạnh mẽ nơi nghị trường

16/04/2021 - 06:28

PNO - Ngày 15/4, tại TPHCM, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội (QH) phối hợp với Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, Nhóm Nữ đại biểu QH và Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo “Nữ ứng cử viên đại biểu QH và việc thúc đẩy bình đẳng giới”.

 

Đại biểu Tô Thị Bích Châu phát biểu tại nghị trường Quốc hội ẢNH: NGỌ C THẮ NG
Đại biểu Tô Thị Bích Châu phát biểu tại nghị trường Quốc hội - Ảnh: Ngọc Thắng

Phụ nữ đã góp tiếng nói quan trọng

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH - khẳng định: “Phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới nhưng phát biểu mạnh mẽ tại các diễn đàn QH. Đặc biệt, trong khóa XIV vừa qua, các chị mang tiếng nói quan trọng đóng góp cho QH trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội”. 
Ông Ngô Trung Thành - Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH - thông tin: trong cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIV, có 132 nữ đại biểu trúng cử, đạt 26,7% tổng số đại biểu QH, cao hơn mức trung bình của thế giới (22,8%). Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 60 thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu QH. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ QH XIV, lần đầu tiên, phụ nữ giữ một số vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan lập pháp, Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực QH đều là nữ. Chỉ chiếm hơn 26,7% nhưng các nữ đại biểu QH đã góp tiếng nói mạnh mẽ trên diễn đàn QH.

Cụ thể, trong lập pháp, có 27% lượt ý kiến của nữ đại biểu; trong thảo luận các vấn đề giám sát tối cao của QH, có 31,5% ý kiến của nữ đại biểu; trong chất vấn, có 31,6% nữ đại biểu tham gia. Các đóng góp của các nữ đại biểu nhiều nhất, tập trung cao nhất là ở lĩnh vực văn hóa, xã hội (45%). Chỉ riêng việc góp ý cho dự án Luật Giáo dục, đã có đến 53,8% ý kiến là của các nữ đại biểu. 

 Kể từ QH khóa XII, Nhóm Nữ đại biểu QH đã ra đời, việc lồng ghép giới trong các dự án luật được thẩm tra chặt chẽ hơn. Có 56/73 luật, pháp lệnh được thẩm tra về lồng ghép giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… được giám sát chặt chẽ hơn.

 Bà Lê Thị Nguyệt - Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH - khẳng định: “Sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của nữ đại biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề bình đẳng giới đã làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền về vấn đề này. Nhiều kiến nghị của nữ đại biểu đã được đưa vào các quy định pháp luật, giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới. Thông qua các hoạt động tại QH, hình ảnh của các nữ đại biểu QH ngày càng tốt đẹp trong lòng cử tri”.

Vẫn còn khoảng cách về giới

Bà Bùi Thị Hòa - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (thứ năm từ phải qua) giới thiệu với các nữ đại biểu về sản phẩm truyền thông của Hội liên quan tuyên truyền bầu cử ảnh: nghi anh
Bà Bùi Thị Hòa - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (thứ năm từ phải qua) giới thiệu với các nữ đại biểu về sản phẩm truyền thông của Hội liên quan tuyên truyền bầu cử - Ảnh: Nghi Anh

Hội thảo cũng chỉ ra rằng, tuy đã đạt những kết quả đáng ghi nhận nhưng nhìn chung, trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam, vẫn còn khoảng cách khá lớn về giới. Tỷ lệ phụ nữ tham chính còn thấp so với lực lượng và tiềm năng của phụ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ đứng đầu ngành, địa phương cấp tỉnh còn khiêm tốn. Nữ giới chiếm trên 50% dân số và có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tăng tỷ lệ đại biểu nữ trong QH và HĐND các cấp không chỉ thực hiện bình đẳng giới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước mà còn nhằm phát huy hơn nữa vai trò và sự đóng góp của phụ nữ vào công cuộc đổi mới đất nước.

Kỳ bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (diễn ra ngày 23/5/2021) sẽ là cơ hội để phụ nữ thể hiện quyền dân sự chính trị của mình. Luật Bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND đã quy định, tỷ lệ phụ nữ ứng cử đại biểu QH, HĐND phải đạt ít nhất 35%, nhằm đảm bảo tỷ lệ trúng cử cao của phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế, trong kỳ bầu cử đại biểu QH khóa XIV, có đến 205/338 nữ ứng viên không trúng cử. 

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tỷ lệ nữ trúng cử QH, HĐND thấp là do vẫn còn định kiến giới về vai trò và năng lực lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt ở nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dân có trình độ học vấn thấp. Đa số người dân vẫn ngầm thừa nhận khả năng lãnh đạo, vị trí người đứng đầu của nam giới và cho rằng phụ nữ chỉ nên giữ vị trí cấp phó. Trong quan niệm của nhiều người, phụ nữ thiếu những phẩm chất, đặc điểm cần có của người lãnh đạo như sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm, sự hiểu biết. Chính những định kiến này là rào cản vô hình làm hạn chế cơ hội trúng cử và tham chính của phụ nữ. 

Mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo, quản lý đã có xu hướng tăng lên, tuy nhiên, so với các mục tiêu mà Nghị quyết 11/NQ-TW cũng như Chiến lược 2011-2020 nêu ra, hầu như chưa có chỉ tiêu nào về bình đẳng giới trong chính trị đạt được. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên như sau: Sự bảo lưu định kiến giới về vai trò của phụ nữ; việc triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ trong thực tế chưa quyết liệt và cụ thể; chưa quán triệt đầy đủ quan điểm bình đẳng giới trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ nữ…

Bà Bùi Thị Hòa - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, một trong những người chủ trì hội thảo - khẳng định việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham chính thông qua bầu cử chính là trao quyền cho phụ nữ, lồng ghép các nội dung về giới trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Bà khẳng định: “Tạo cơ hội cho phụ nữ tham chính thông qua bầu cử là trao cho họ cơ hội được phát huy trình độ, năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách, góp phần tạo nên nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. 

Hội thảo lần này diễn ra trước kỳ bầu cử nhằm hỗ trợ, giúp các nữ ứng cử viên xây dựng chương trình hành động, biết cách thể hiện trước cử tri, trả lời báo giới về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội mà mình đại diện hoặc quan tâm. Đây cũng là một cách góp phần hiện thực hóa mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tham chính. 
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng đoàn đại biểu QH TP.Cần Thơ - lưu ý rằng để xóa bỏ rào cản về giới, cần sự góp sức của toàn xã hội, nhưng chính phụ nữ phải tự khẳng định mình, nhất là những nữ ứng cử viên đại biểu QH, HĐND các cấp. Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Phó chủ tịch thường trực Nhóm Nữ đại biểu QH - cho rằng đạt được tỷ lệ nữ đại biểu cao hơn nhiệm kỳ trước và đạt tối thiểu 30% như mục tiêu mong muốn là thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả và quyết tâm chính trị cao và quan trọng là nỗ lực của chính các nữ ứng cử viên.

Hội thảo lần này diễn ra trước kỳ bầu cử nhằm hỗ trợ, giúp các nữ ứng cử viên xây dựng chương trình hành động, biết cách thể hiện trước cử tri, trả lời báo giới về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội mà mình đại diện hoặc quan tâm. Đây cũng là một cách góp phần hiện thực hóa mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ tham chính. 
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng đoàn đại biểu QH TP.Cần Thơ - lưu ý rằng để xóa bỏ rào cản về giới, cần sự góp sức của toàn xã hội, nhưng chính phụ nữ phải tự khẳng định mình, nhất là những nữ ứng cử viên đại biểu QH, HĐND các cấp. Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Phó chủ tịch thường trực Nhóm Nữ đại biểu QH - cho rằng đạt được tỷ lệ nữ đại biểu cao hơn nhiệm kỳ trước và đạt tối thiểu 30% như mục tiêu mong muốn là thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả và quyết tâm chính trị cao và quan trọng là nỗ lực của chính các nữ ứng cử viên.

Mỗi ứng cử viên cần thực thi bình đẳng giới
Những thông tin đưa đến hội thảo được chắt lọc và được những chuyên gia, cũng là các đại biểu của nhân dân có nhiều năm kinh nghiệm tham gia QH, HĐND trình bày đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức, kỹ năng bổ ích. Đặc biệt, tôi tâm đắc với ý tưởng: chính mỗi ứng cử viên nữ là đại biểu của việc thực thi bình đẳng giới! Chính sự hiểu biết vị trí, vai trò của mình, từng nữ ứng cử viên đã tự vượt “rào cản” định kiến về giới. Từ đó, các chị sẽ vững vàng hơn trong quá trình ứng cử. May mắn được bầu chọn, các chị lại đủ tự tin đại diện cho tiếng nói của giới, của nhân dân góp vào các diễn đàn Quốc hội, tham gia xây dựng pháp luật, dựng xây đất nước. 

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân
Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM

Phụ nữ rất nhạy về các vấn đề xã hội
Một số nữ đại biểu QH phát biểu từ tốn, nhỏ nhẹ, mềm mỏng, dịu dàng nhưng cũng không ít chị có lối diễn đạt hùng hồn, dứt khoát, tự tin. Dù với cách thể hiện nào, bằng thế mạnh của giới, những phát biểu của các nữ đại biểu ở nghị trường QH đều dễ nghe, dễ thuyết phục và đặc biệt rất hiệu quả khi tiếp xúc cử tri. Hầu hết các nữ đại biểu nắm sâu và thuyết phục được cử tri, tạo được niềm tin và sự gửi gắm của cử tri, nhất là ở các lĩnh vực văn hóa, xã hội. 

Ông Đỗ Mạnh Hùng
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề về xã hội của QH khóa XIII


Diễm Chi

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI