“Sắc màu” Hàn Quốc

10/09/2013 - 11:17

PNO - PNO - Cùng “ra quân” một ngày tại Liên hoan các trường sân khấu quốc tế, sinh viên trường Hoseo University và Korea National University of Art, School of Drama (K-Art) đều của Hàn Quốc mang lại những sắc màu hoàn toàn khác biệt, góp phần làm...

edf40wrjww2tblPage:Content

“Sac mau”  Han Quoc

Remember the war của Hoseon University gây bất ngờ và tạo xúc động mạnh cho những khán giả Việt Nam có mặt ở khán phòng khi đặt vấn đề về cuộc chiến tranh Việt Nam. Một người lính Hàn Quốc trở về sau chiến tranh Việt Nam với một vết thương khiến ông bị thương tật vĩnh viễn ở chân trái và chiếc huy chương vì đã phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam.

“Sac mau”  Han Quoc

Nhưng bao nhiêu năm trôi qua, ông vẫn phải sống trong sự dằn vặt với ký ức về cuộc thảm sát một gia đình Việt Nam mà ông là nhân chứng nhưng bất lực trước sự hung hãn của đồng đội. Một người mẹ và ba đứa con gái nhỏ vô tội đã bị giết chết chỉ vì bị nghi ngờ là “việt cộng”. Một đồng đội khác của ông không vượt qua nỗi ám ảnh đã tự sát chết ngay sau đó. Người ra tay sát hại gia đình Việt Nam cũng tử nạn trong chiến tranh. Còn một mình ông với sự khắc khoải và nỗi đau đớn không biết chia sẻ cùng ai.

Tất cả nỗi đau được đẩy đến tận cùng khi cô con gái của ông hiểu về chiến tranh Việt Nam đã buộc ông hãy cầu xin để được tha thứ bởi cô tin chiếc huy chương của cha là phần thưởng cho sự tàn nhẫn của ông trong cuộc thảm sát những người dân Việt Nam vô tội.

“Sac mau”  Han Quoc

Có lẽ đây là một bài tập khá hóc búa của các SV mới bắt đầu năm thứ hai. Tất cả đều còn rất trẻ và chiến tranh chỉ là những khái niệm có được qua những câu chuyện kể của người lớn. Chưa thật xuất sắc, nhưng các SV đều thể hiện những nỗ lực vượt trội của mình, đặc biệt ở những đoạn diễn về sự hoảng loạn, về nỗi đau, sự dằn vặt lương tâm của những cựu chiến binh đã đi qua chiến tranh và nhận ra điều phi nghĩa của cuộc chiến. Sự chân thật trong diễn xuất - dẫu vẫn thể hiện sự non nớt của SV - là một trong những yếu tố giúp phần biểu diễn của các SV Hoéon chạm được vào cảm xúc của người xem, dù họ không phải là người Việt Nam.

“Sac mau”  Han Quoc

Three sisters của K-Art lại là một phong cách hoàn toàn khác biệt. Dựa trên tác phẩm nổi tiếng cùng tên của Anton Chekhov, Three sisters được dàn dựng thành bài tập cho SV năm thứ ba với thời lượng khoảng 20 phút. Bài tập không lời thoại, mọi tình huống, chi tiết, tính cách nhân vật được kết nối bằng âm nhạc, những động tác nhảy múa, động tác hình thể và sự biểu cảm trên khuôn mặt, ánh mắt của các SV.

“Sac mau”  Han Quoc

Dù chỉ 20 phút nhưng phần biểu diễn của SV K-Art cũng thể hiện ý thức làm nghề nghiêm túc, chuyên nghiệp và sự đa năng của SV. Chỉ bằng sự chuyển động của cơ thể, họ vẫn cho khán giả hình dung một cách khá rõ ràng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật.

“Sac mau”  Han Quoc

Chị lớn Olga nghiêm nghị, chững chạc nhưng lúc nào cũng vội vã, tất bật; Cuộc sống của chị kế Masha rối như canh hẹ chỉ vì kết hôn và làm mẹ quá sớm. Cô út Irena xinh đẹp, mơ mộng nhưng cũng không nhiều may mắn trong tình yêu.

Bản dựng ngắn, không lời nhưng luôn sinh động và dí dỏm hài hước.

Bài, ảnh: THẢO VÂN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI