Những dấu hiệu bệnh tật thể hiện qua đôi môi của bạn

20/12/2016 - 11:30

PNO - Sự thay đổi của đôi môi cảnh báo bệnh tật nguy hiểm ở trong cơ thể mọi người cần hết sức chú ý.

Môi là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Một đôi môi khoẻ mạnh phải có sắc hồng và căng mọng. Hãy cẩn thận nếu môi bạn bất chợt biến đổi màu sắc, hình dạng, trạng thái vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.

Môi khô nứt nẻ: Rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc bệnh về gan

Nhung dau hieu benh tat the hien qua doi moi cua ban

Chúng ta thường nghĩ rằng nứt môi là do thời tiết khô hanh hoặc do cơ thể thiếu nước. Tuy nhiên, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc dị ứng thuốc có thể là nguyên nhân gây nứt môi. Hơn nữa, môi khô nứt kèm theo khô miệng, khô da, đau khớp cũng là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến gan.

Tê môi: Dị ứng thực phẩm

Nhung dau hieu benh tat the hien qua doi moi cua ban

Môi có biểu hiện tê, ngứa hoặc sưng là dấu hiệu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hoặc một hóa chất nào đó. Lúc này, cơ thể đang phát hành một lượng lớn các histamine hormone vào máu trong một phản ứng bởi hệ thống miễn dịch khiến môi bị tê.

Tuyến tụy suy giảm cũng gây ra hiện tượng tê môi do nó liên quan đến đường tiêu hóa. Môi khô và tê rần là dấu hiệu do dạ dày phát ra để cảnh báo bạn đang bị rối loạn chức năng ăn uống.

Môi tím tái: Bệnh tim bẩm sinh

Nhung dau hieu benh tat the hien qua doi moi cua ban

Môi tím tái là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim bẩm sinh. Ở trẻ em, dấu hiệu tim bẩm sinh còn thể hiện ở môi, ngón tay, ngón chân đều có màu tím hơi xanh. Ở trạng thái bình thường thì màu có thể sáng hơn một chút, còn khi trẻ khóc thì màu môi, chân tay càng đậm. Nếu thấy có những dấu hiệu như vậy, bạn nên đặt câu hỏi liệu trẻ có bị tim bẩm sinh hay không.

Môi đỏ thẫm cho đến đen: Tiêu hóa có vấn đề

Nhung dau hieu benh tat the hien qua doi moi cua ban

Màu môi đỏ thẫm bất thường có thể là biểu hiện cho thấy hệ thống tiêu hóa có vấn đề hoặc đang bị quá tải. Để xử lý tình trạng này, bạn nên thanh lọc dạ dày bằng những món ăn như cháo, sữa chua hay khoai lang. Bạn cũng có thể uống thêm nước ấm pha thêm chút chanh tươi. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn vặt cho đến khi hệ tiêu hóa được cân bằng. Những loại rau giàu chất xơ, dưa muối và hoa quả tốt cho tiêu hóa cũng được khuyến khích.

Vòng đỏ quang môi: Dị ứng

Vòng đỏ quanh môi thường xuất hiện khi bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga. Theo báo cáo, ngày càng có nhiều người bị dị ứng với axit benzoic trong các thức uống có ga và kem đánh răng, có lẽ vì hiện nay, họ dùng những đồ này nhiều hơn.

Môi đóng vảy cứng: Chàm môi

Đây là triệu chứng của bệnh chàm môi. Da môi có ít tuyến bã nhờn hơn so với phần còn lại của da. Do đó, lớp da môi nhanh khô hơn những phần khác. Khi liếm môi quá nhiều, nước bọt khô đi sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi bị khô. Không chỉ có vậy, liếm môi quá nhiều khiến khu vực xung quanh miệng khô và dễ bị nhiễm trùng.

Bong da môi: Thiếu vitamin B2

Mỗi ngày, cơ thể người cần bổ sung khoảng 0,8 mg vitamin B2. Do đó, khi môi có biểu hiện lợt màu, bong da và các triệu chứng ngứa da khác có nghĩa cơ thể đang thiếu hụt vitamin B2.

Rộp môi: Nhiễm virus herpes

Môi bị rộp khi bệnh nhân bị nhiễm virus herpes. Một khi bạn đã nhiễm virus thì nó sẽ không bao giờ rời khỏi cơ thể của bạn. Nếu hiện tượng rộp môi cứ tái diễn, đó thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang có vấn đề. Môi rộp cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống không đầy đủ. Nếu có vết rộp nào xuất hiện trong hơn 15 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Môi nóng rát: Trầm cảm

Khi tâm lý bị mất cân bằng, các tế bào cũng trở nên rất nhạy cảm khiến bạn luôn cảm thấy môi nóng rát. Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Môi quá đỏ: Nhiệt độ cơ thể tăng

Đôi môi hồng đào được coi là khỏe mạnh, nhưng nếu môi có màu đỏ như son môi thì lại là dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể. Trong y học, sắc đỏ trên khuôn mặt có liên quan đến dấu hiệu bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng. Do vậy, hãy cẩn thận với những cơn tức giận lúc này của bản thân vì nó sẽ làm cơ thể bạn tăng nhiệt hơn nữa.

Môi bị sưng: Bệnh viêm đường ruột

Môi bị sưng đôi khi là triệu chứng của bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột). Khi bị bệnh Crohn, bệnh nhân không chỉ bị viêm trong ruột mà còn có thể bị sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất kỳ điểm nào trên cơ thể. Môi bị sưng cũng có thể do bệnh nhân nhạy cảm với một số loại thực phẩm.

Môi hồng tái: Thiếu máu

Những người có những màu môi như trên có khả năng mắc bệnh thiếu máu, nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau xanh hay táo tàu.

Màu môi tái cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị lạnh trong hoặc quá nhiều khí âm trong người, có thể dẫn đến tình trạng như tiêu hóa không tốt, tay chân lạnh. Để khắc phục điều này, bạn nên ăn nhiều thức ăn có tính nóng như thịt cừu, thịt lợn, bí ngô, trai, hay quả mâm xôi.

 San San (Theo Good Housekeeping)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI