Nhịn ăn gián đoạn tăng 30% nguy cơ tử vong sớm

24/11/2022 - 16:01

PNO - Nghiên cứu cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn - chế độ ăn kiêng được nhiều người nổi tiếng như Jennifer Aniston, Nicole Kidman và Mark Wahlberg áp dụng - có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên đến 30%.

 

So với ba bữa, một bữa mỗi ngày làm tăng 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân
Ăn 1 bữa/ngày làm tăng 30% nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu được thực hiện trên 24.000 người Mỹ trên 40 tuổi cho thấy, những người ăn 1 bữa/ngày có nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào cao hơn 30% so với những người ăn 3 bữa. 

Nhịn ăn gián đoạn - có nghĩa là ăn trong một khung thời gian nghiêm ngặt hoặc bỏ bữa hoàn toàn - đã trở thành một trong những phương pháp ăn kiêng hot nhất vào đầu những năm 2010. 

Những người nổi tiếng hạng A như Kourtney Kardashian, Mark Wahlberg, Hugh Jackman, Nicole Kidman và Jennifer Aniston nói rằng chế độ ăn này giúp họ giảm cân hoặc giải độc cơ thể. 

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học cho biết, việc bỏ bữa sáng có liên quan đến nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn, trong khi bỏ bữa trưa hoặc bữa sáng dường như làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, nguy cơ này vẫn xảy ra ngay cả khi người ăn kiêng tập thể dục, ăn uống lành mạnh và hiếm khi hút thuốc hoặc uống rượu.

Các nhà khoa học nói rằng, những người nhịn ăn thường tiêu thụ một lượng thức ăn tương đối lớn trong một lần, theo thời gian có thể làm hỏng các tế bào của cơ thể.

Jennifer Aniston và Nicole Kidman từng là tín đồ của chế độ ăn kiêng gián đoạn
Jennifer Aniston và Nicole Kidman từng áp dụng chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn

Nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu từ Đại học Tennessee đã phát hiện ra rằng, 3 bữa ăn mỗi ngày là điểm tuyệt vời để sống lâu hơn. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng ăn quá gần nhau cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong sớm. Giống như lý thuyết về việc nhịn ăn, nhóm nghiên cứu tin rằng ăn quá nhiều và quá nhanh sẽ gây căng thẳng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

Tác giả chính của nghiên cứu mới - giáo sư Yangbo Sun, từ Đại học Tennessee - cho biết: "Vào thời điểm mà việc nhịn ăn gián đoạn được quảng cáo rộng rãi như một giải pháp để giảm cân, sức khỏe trao đổi chất và phòng ngừa bệnh tật thì nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ rằng, những người chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày có nhiều khả năng tử vong hơn những người ăn nhiều bữa. Dựa trên những phát hiện này, chúng tôi khuyên bạn nên ăn ít nhất 2 đến 3 bữa trong ngày".

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Học viện Dinh dưỡng và bệnh tiểu đường, nhóm của giáo sư Sun đã phân tích dữ liệu từ 24.011 người trên 40 tuổi ở Mỹ, với thời gian kéo dài từ năm 1999-2014. Nhóm nghiên cứu đã hỏi những người tham gia về chế độ ăn uống, sức khỏe tổng quát, bệnh tật và hành vi mỗi 2 năm một lần. Trung bình 40% người tham gia nghiên cứu cho biết họ ăn ít hơn 3 bữa/ngày.

Câu trả lời khảo sát của những người tham gia được liên kết với hồ sơ y tế của họ. Vào cuối cuộc nghiên cứu, có 4.175 trường hợp tử vong, trong đó có 878 trường hợp mắc các vấn đề về tim.

So với những người ăn 3 bữa/ngày, thì những người chỉ ăn 1 bữa có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 30% và nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng 83%.

Những người bỏ bữa sáng có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 40% so với những người ăn sáng, nhưng không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.

Tuy nhiên, những người bỏ bữa trưa hoặc bữa tối có nguy cơ tử vong cao hơn từ 12% - 16% vì bất kỳ lý do gì.

Trong khi đó, những người ăn 3 bữa/ngày nhưng thời gian trung bình giữa 2 bữa ăn ít hơn 4 tiếng rưỡi có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng 17% so với những người ăn 2 bữa cách nhau 5 giờ hoặc hơn.

Hình trên là thói quen hàng ngày của Mark Wahlberg, bao gồm nhịn ăn trong 18 giờ
Nam diễn viên Mark Wahlberg áp dụng chế độ nhịn ăn 18 giờ mỗi ngày

Tác giả nghiên cứu - tiến sĩ Wei Bao, nhà dịch tễ học tại Đại học Iowa - cho biết: "Kết quả của chúng tôi rất có ý nghĩa ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống (hút thuốc, sử dụng rượu, mức độ hoạt động thể chất, chất lượng chế độ ăn uống) và tình trạng mất an toàn thực phẩm".

Bác sĩ Bao giải thích rằng, việc bỏ bữa thường đồng nghĩa với việc nạp lượng năng lượng lớn hơn cùng một lúc, điều này có thể làm trầm trọng thêm gánh nặng điều hòa chuyển hóa glucose và dẫn đến suy giảm quá trình trao đổi chất sau đó. "Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp bằng chứng rất cần thiết về mối liên hệ giữa hành vi ăn uống và tỉ lệ tử vong trong bối cảnh sức khỏe tổng quát và thời gian của bữa ăn hàng ngày" - tiến sĩ Bao nói thêm.

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Nhịn ăn gián đoạn liên quan đến việc chuyển đổi giữa những ngày nhịn ăn và những ngày ăn uống bình thường. 

Chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn thường được chia thành 2 loại - chế độ ăn hạn chế thời gian, thu hẹp thời gian ăn xuống còn 6-8 giờ mỗi ngày, còn được gọi là chế độ ăn kiêng 16:8 và chế độ ăn kiêng gián đoạn 5:2. 

Chế độ ăn kiêng 16:8 là hình thức nhịn ăn gián đoạn, còn được gọi là ăn uống có giới hạn thời gian. Những người ăn kiêng sẽ nhịn ăn trong 16 giờ một ngày và ăn bất cứ thứ gì họ muốn trong 8 giờ còn lại - thường là từ 10g sáng đến 6g chiều.

Chế độ ăn kiêng 5:2 là hình thức ăn kiêng mà trong 1 tuần, những người áp dụng sẽ hạn chế lượng calo của họ ở mức 500 - 600/ngày trong 2 ngày và sau đó ăn bình thường trong 5 ngày còn lại.

Thảo Nguyễn (theo Daily Mail)

 

 

 

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi