Ngao ngán nghe ‘chúng ta tri ân chúng mình’

04/02/2015 - 08:02

PNO - PN - Ngày đi dự lễ tổng kết năm học của cậu con trai “tốt nghiệp” mầm non, tôi rất ngỡ ngàng trước bài phát biểu của cô bé tuổi mới lên sáu.

edf40wrjww2tblPage:Content

Cháu đọc một bài viết khá dài. Về nội dung thì phải nói rằng “chuẩn không cần chỉnh”, không phải người lớn nào cũng viết được như thế. Bài viết rất hay, rất ý nghĩa, tri ân nhà trường và các cô giáo công tác ở đây. Mới lên sáu, và chuẩn bị vào lớp 1, sao cháu viết được hay đến thế? Nếu cháu tự mình suy nghĩ và viết lên được hay như vậy thì chắc cháu phải là “thần đồng đất Việt”.

Ngao ngan nghe ‘chung ta tri an chung minh’

Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: internet

Đây là lần đầu tiên tôi biết được điều đó ở bậc học mầm non.

Suy rộng ra, những trường mầm non có học trò phát biểu nhân ngày 20/11 hay lễ tổng kết đều là những thần đồng. Chỉ có thần đồng mới viết được bài văn dài, mạch lạc, nội dung hay và ý nghĩa như thế.

Có nên để học sinh bậc mầm non phát biểu? Các cháu tuổi còn nhỏ, mới tập làm quen chữ cái, sao người lớn lại viết những bài văn hay như thế rồi đem cho con trẻ đọc lời tri ân? Hãy để các cháu được ngây thơ, hồn nhiên, được trong sáng. Đừng gieo giá trị ảo cho các cháu như thế!

Đó là chuyện ở mần non. Còn ở các bậc học như tiểu học, trung học cơ sở, tình trạng “học trò phát biểu cảm tưởng” càng phổ biến hơn nữa.

Lời phát biểu tri ân thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam hay lễ tổng kết năm học vẫn thường được thầy cô viết sẵn để cho học sinh đọc.

Điều này khá phổ biến trong ngành giáo dục bao lâu nay. Sợ học sinh viết không hay, phát biểu trước quan khách chưa được như ý muốn nên thầy cô chính là tác giả của những bài viết đầy cảm xúc ấy. Những lời tấm tắc khen hay đều mang giá trị ảo.

Chưa hết, có những trường hợp đại diện hội phụ huynh học sinh phát biểu cũng từ bài viết của thầy cô. Tôi cũng đã từng là người trực tiếp mời phụ huynh phát biểu, có những phụ huynh đồng ý phát biểu và nhờ tôi viết sẵn. Tôi tế nhị nói với phụ huynh rằng: “Anh/chị cứ phát biểu theo suy nghĩ của mình đi. Phát biểu dăm ba câu ngắn gọn cũng được”.

Đại loại là thế. Tôi không trách họ được, bởi có lẽ họ cũng đã từng phát biểu từ bài viết (sẵn) của nhà trường. Nói đúng hơn là họ đọc lại lời từ phía nhà trường viết sẵn.

Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây.

Tôi muốn lời phát biểu ấy chính từ tấm lòng tri ân của phụ huynh chứ không phải từ chúng tôi. Tôi thích những lời phát biểu mộc mạc, đơn sơ và giản dị mà chân thành, còn hơn những lời hoa mĩ mà sáo rỗng.

Những trường hợp trên chẳng khác nào “chúng ta tri ân chúng mình”. Mình viết tri ân rồi chính mình nhờ người khác đọc hộ.

Qua đây, tôi mong muốn rằng, các trường học đừng nên để diễn ra việc “chúng ta tri ân chúng mình” nữa, bởi nó là những lời sáo rỗng không phải từ tiếng lòng của người phát biểu, bởi đó là giá trị ảo được khoác bởi những câu từ hay nhưntg không chân thật.

Hãy để những cô cậu học trò phát biểu chính từ suy nghĩ của các em, dù câu chữ còn vụng về, nhưng đó mới là lời tri ân ý nghĩa và cao quý. Cần xây dựng một nền giáo dục thiết thực, thiết thân và trên hết là chân thực.

THÁI HOÀNG (giáo viên, TP.HCM)

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời bạn đọc gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI