Ngai vàng triều Nguyễn bị phá hủy được chế tác dưới thời vua Gia Long

25/05/2025 - 17:00

PNO - Đây là ngai vàng độc bản, có lịch sử hơn 200 năm và được sử dụng suốt 13 đời vua nhà Nguyễn

Theo đó, ngai vàng triều Nguyễn được chế tác dưới thời vua Gia Long (1802-1819), sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời Nguyễn với tổng cộng 13 đời vua, kéo dài trong 143 năm.

Ngai vàng ược sơn son thếp vàng. Ngai vua được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong điện Thái Hòa
Ngai vàng sơn son thếp vàng. Ngai vua được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong điện Thái Hòa

Ngai vàng của vua không phải được làm từ vàng hoàn toàn, mà bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Ngai vua được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong điện Thái Hòa, nơi nhà vua thiết đại triều mỗi tháng 2 lần vào ngày mồng 1 và ngày 15 âm lịch, cũng là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình, như: lễ đăng quang, lễ sinh nhật, lễ tiếp kiến các sứ thần...

Ngai vàng vừa bị bẻ gãy phần tay ngai được chế tác dưới thời vua Gia Long, hiện là độc bản
Ngai vàng vừa bị bẻ gãy phần tay ngai được chế tác dưới thời vua Gia Long, hiện là độc bản

Ngai vàng từng được trùng tu một lần dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Do khi lên làm vua, ông cho làm lại bửu tán phía trên ngai, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc tinh xảo nên vì vậy để đồng bộ, đợt này nhà vua cũng cho trùng tu lại ngai vàng.

Trong đợt trùng tu tổng thể điện Thái Hòa vừa qua, ngai vàng đã được di chuyển vào kho bảo quản và sau khi công trình trùng tu xong đã được đưa ra trưng bày trở lại. Còn bửu tán phía trên được gia cố để đảm bảo vững chắc, an toàn. Ngai vua triều Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2015.

Một góc ngai vua triều Nguyễn tại điện Thái Hòa
Một góc ngai vua triều Nguyễn tại điện Thái Hòa

Ông Hồ Hữu Hành- Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết, ngai vàng cũng như các cổ vật đồ gỗ cung đình thời Nguyễn phần lớn được sơn son thếp vàng. Loại gỗ được sử dụng cho các cổ vật cung đình ngày xưa phổ biến là gỗ gõ (tên dân gian gỗ gụ). Về sau, có sự xuất hiện của gỗ trắc (tức huỳnh đàn)... Gỗ gõ phân bố phổ biến ở khu vực rừng Đông Nam Á (ở nước ta hiện nay đã hiếm), gỗ quý nhóm 1, gỗ có độ bền cao, cứng chắc, chịu nước, chống mối mọt.

Cũng theo ông Hồ Hữu Hành, ngày nay, các nghệ nhân lành nghề chạm khắc mộc đều có đủ khả năng để làm lại những chiếc ngai tinh xảo không thua gì các bậc thợ tài hoa ngày xưa. Tuy nhiên, giá trị của ngai vàng là giá trị cổ vật có tính chất nguyên bản,

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI