Khu tái định cư thủy điện Đăkđrinh: Bất an trước ngày nước dâng

02/08/2013 - 20:07

PNO - PNO - Theo kế hoạch, đến 31/8, công trình thủy điện Đăkđrinh thuộc địa bàn các xã Sơn Long, Sơn Liên và Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và huyện KongPlong (Kon Tum), công suất 125MW, tổng vốn đầu tư 3.423 tỷ đồng, sẽ phát điện...

Khu tai dinh cu thuy dien Dakdrinh: Bat an truoc ngay nuoc dang

31/8 công trình thuỷ điện Đăkđrinh sẽ tích nước

Lãng quên 100 nhân khẩu và học sinh

Hiện tại, Sơn Tây có 3 khu là Anh Nhoi 1, Anh Nhoi 2 (xã Sơn Long) với 94 hộ, Nước Lang (Sơn Dung) với 66 hộ, mới chỉ san ủi mặt bằng. Chính quyền và người dân 2 xã Sơn Dung và Sơn Liên vô cùng lo lắng. Ông Phạm Hồng Khuyến - Chủ tịch UBND xã Sơn Liên nói: “Địa phương chúng tôi chỉ biết vận động người dân di dời ra khỏi khu vực ngập nước của lòng hồ, làm nhà tạm để ở và đề nghị sớm hoàn thành các khu TĐC để dân vào ở ổn định trước mùa mưa”.  Điều đáng nói là đến giờ chót, mọi người mới giật mình: còn 19 hộ dân với gần 100 nhân khẩu ở thôn Nước Lang của xã Sơn Dung nằm giữa lòng hồ nhưng lại không nằm trong danh sách những hộ TĐC. Cơ quan chức năng giải thích sự “lãng quên” này là do các hộ trên không nằm trong vùng nước ngập nên không có trong danh sách TĐC, trong khi họ lại sống giữa lòng hồ, nếu tích nước là bị cô lập hoàn toàn.

Ông Đinh Văn Điếc, cư ngụ tại khu vực giữa lòng hồ bức xúc: "Nước dâng thì coi như chúng tôi chết đói, vì không có đường ra ngoài". Còn ông Lê Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây thì cho rằng, đến giờ mới thấy họ không bị ngập nhưng bế tắc chuyện đi lại. Phải di dời, nhưng để lập một dự án TĐC khác cho họ cần 20 tỷ, huyện không đủ tiền!".

Trong khi đó, 69 học sinh (HS) tiểu học của điểm trường thôn Ra Manh, xã Sơn Long, năm học này sẽ học ở đâu, lại đang là chuyện đau đầu. Theo thầy Phan Tấn Thanh - Hiệu phó trường Tiểu học Sơn Long, lâu nay HS và giáo viên nơi đây đi dạy, đi học rất thuận tiện, nay TĐC vậy, rất khó bố trí giáo viên đứng lớp, vì điểm trường chính của xã cách nơi ở cũ khoảng 7 km, nên HS lớp 1, lớp 2 không thể đi xa và ở bán trú được. Điều này gây khó khăn cho việc vận động HS đến lớp khi tình trạng bỏ học luôn tiềm ẩn nguy cơ cao. “Họ khảo sát, di dời dân mà không mời ngành giáo dục bàn bạc, quên chuyện học của con em trong diện di dời. Chúng tôi cho rằng đây là việc không thể chấp nhận được”- một cán bộ Phòng GĐ Sơn Tây nói.

Nguy cơ tái nghèo

Thống kê của UBND huyện Sơn Tây cho thấy, từ cuối năm 2012 đến nay, Ban đền bù của dự án thủy điện Đăkđrinh đã chi trả tiền đền bù đất, hoa màu, nhà cửa cho người dân các xã khoảng 81 tỷ đồng.

Khu tai dinh cu thuy dien Dakdrinh: Bat an truoc ngay nuoc dang

Khu TĐC Nước Vương, xã Sơn Liên được xây dựng khang trang

Điệp khúc có tiền là ăn nhậu, vay mượn trước, nhận tiền đền bù trả nợ xong là trắng tay, đã diễn ra ở nhiều gia đình vùng TĐC này. Nhiều người nhận tiền đền bù không đủ trả nợ cho việc mua sắm, ăn chơi trước đó. Khi nhận tiền đền bù đã bị các chủ nợ giành giật, đòi nợ ngay trên tay, gây náo loạn, buộc công an phải vào cuộc điều tra, chính quyền huyện phải họp bàn cách "giữ tiền" cho dân.

Hộ anh Đinh Văn Bay được hỗ trợ 300 triệu đồng để xây nhà, anh bỏ thêm 200 triệu nữa để làm nhà khang trang. Với 600 triệu đồng tiền đền bù anh Bay gửi ngân hàng 200 triệu, mua 2 xe máy, còn lại trả nợ tiền ăn, nhậu suốt một năm qua. Anh Đinh Văn Thái vừa từ xã Sơn Liên chuyển lên ở tại khu TĐC Nước Vương (xã Sơn Liên). Có nhà mới trị giá 500 triệu đồng, anh Thái đặt mua bàn, tủ, giường gần 100 triệu đồng, một chiếc xe máy, một dàn karaoke gần 50 triệu đồng. “Tiền đền bù gia đình tôi được nhận là 450 triệu, tôi mua sắm, trả nợ. Sắp hết tiền rồi, tới đây tôi sẽ nuôi bò, đi làm rẫy để kiếm cái ăn thôi” - anh Thái nói. 

Tiền đền bù di dời không được sử dụng hiệu quả, có nhà nợ nần đến hàng trăm triệu đồng nên nguy cơ tái nghèo ở khu TĐC này là rất lớn.

TRUNG VIỆT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI