Huế: "Công viên rùng rợn” nổi tiếng thế giới sẽ là công viên văn hóa phục vụ cộng đồng

10/05/2020 - 16:37

PNO - Sau nhiều năm hoang phế, Khu du lịch Hồ Thủy Tiên đã được định hướng trở thành khu công viên văn hóa phục vụ cộng đồng.

 

Bức ảnh chụp một máng trượt nằm im trong tiếng gió này được Huffington Post chú thích bằng lời kể của một du khách: Nỗi sợ hãi dâng cao trong suốt những giờ tôi tham quan nơi đây.
Bức ảnh chụp một máng trượt nằm im trong tiếng gió của KDL Hồ Thủy Tiên này được Huffington Post chú thích bằng lời kể của một du khách: "Nỗi sợ hãi dâng cao trong suốt những giờ tôi tham quan nơi đây".

Tại buổi kiểm tra thực tế vào chiều 9/5, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho rằng, việc hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) bị bỏ hoang như hiện nay là một sự lãng phí, cảnh quan nơi đây là một địa điểm lý tưởng để hình thành khu công viên văn hóa phục vụ cộng đồng, không gian sáng tạo đương đại, công viên vườn tượng…

Ông Phan  Ngọc Thọ -Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khảo sát tại khu vực Đồi Thiên An chiều 9/5
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khảo sát tại khu vực đồi Thiên An 

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu cần sớm hoàn thành việc xử lý tài sản trên đất để triển khai dự án đầu tư phù hợp.

Đặc biệt cần tập trung khai thác tuyến đường đi bộ, nuôi thú, dịch vụ xe đạp thông minh gắn với một số hoạt động thể thao, vui chơi, thưởng ngoạn cho khách và người dân địa phương. Cần tìm hiểu mô hình công viên vườn thú kiểu mẫu ở các nước trên thế giới có điều kiện khí hậu tương tự như ở Huế để thực hiện tại khu đất đồi Thiên An.

Du khách men đường mòn vào tham quan
Du khách vào tham quan "công viên ma mị" ở đồi Thiên An

Các sở ban ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng tuyến đường dân sinh cho người dân trong vùng để không ảnh hưởng đến khu vực phát triển dự án, khu vực vào hồ Thủy Tiên.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, UBND thị xã Hương Thủy tổ chức điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên; đề xuất phương án giữ nước tại hồ Thủy Tiên để đảm bảo việc khai thác cảnh quan hiệu quả.

Trước lúc dịch bệnh COVID-19 xảy ra, bất chấp các biển cảnh báo nguy hiểm nhiiều du khách nước ngoài vẫn nườm nượp vào đây để thăm quan
Trước lúc dịch COVID-19 xảy ra, bất chấp các biển cảnh báo nguy hiểm, nhiều du khách nước ngoài vào đây  tham quan

Với vị trí nằm trên đồi Thiên An, hồ Thủy Tiên được đánh giá là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đầu những năm 2000, Công ty Du lịch Cố Đô đã đầu tư dự án khu du lịch sinh thái tại đây với nhiều hạng mục đã được xây dựng như: nhà thủy tạ ngắm cảnh giữa lòng hồ, cầu dẫn ra nhà thủy tạ, công viên nhạc nước, thủy cung… với kinh phí đầu tư hơn 70 tỉ đồng. Đến năm 2004, khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên bắt đầu đón khách dù dự án vẫn chưa hoàn thiện.

Bên trong công viên nước bỏ hoang
Bên trong công viên nước bỏ hoang

Tuy nhiên, việc khai thác không có hiệu quả đã khiến đơn vị chủ đầu tư thua lỗ nặng. Năm 2008, dự án này được chuyển giao lại cho Công ty Haco (một chủ đầu tư đến từ Hà Nội), với hy vọng sẽ tiếp tục đầu tư và điều chỉnh lại quy mô của khu du lịch để tạo điểm đến cho du khách. Thời điểm đó, khu du lịch sinh thái này được mở rộng từ hơn 49ha lên hơn 63ha sau khi chuyển giao cho chủ đầu tư mới. Nhưng rồi vì nhiều lý do, kế hoạch cho việc nâng cấp, đầu tư lại giậm chân tại chỗ nhiều năm liền.

Nhiều bạn trẻ thích thú khi tham quan ở công viên bỏ hoang này
Nhiều bạn trẻ thích thú khi tham quan ở công viên bỏ hoang này

Năm 2016, tờ Huffington Post của Mỹ đã từng có bài viết và chùm ảnh về hồ Thủy Tiên với tựa đề “Công viên nước bỏ hoang ở Việt Nam, không dành cho kẻ yếu tim”. Hình ảnh hoang tàn, rùng rợn, ma quái… ở khu du lịch hồ Thủy Tiên sau đó đã thu hút nhiều du khách quốc tế. Dù nơi này không nằm trong bản đồ du lịch Việt Nam, nhưng nhiều du khách vẫn tìm đến, bất chấp nguy hiểm mà chính quyền địa phương đã cảnh báo.

Thuận Hóa

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI