Hơn 20 năm mày mò may trang phục, giữ “linh hồn” cho tuồng cổ

08/05/2025 - 13:11

PNO - Trăn trở tuồng cổ ở các làng quê bị mai một, bà Thâm miệt mài mày mò may phục trang biểu diễn tuồng miễn phí suốt hàng chục năm qua.

Nhiều năm qua, ngôi nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Thâm (68 tuổi, trú xã Trung Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã trở thành chốn đi về thân thuộc của biết bao người yêu tuồng cổ. Đây không chỉ là nơi những người nông dân được hát, được múa, được hóa thân trong từng vai diễn mà họ còn có thể cùng nhau nghiên cứu may phục trang cho nghệ thuật này.
Nhiều năm qua, ngôi nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Thâm (68 tuổi, trú xã Trung Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã trở thành chốn đi về thân thuộc của biết bao người yêu tuồng cổ. Đây không chỉ là nơi những người nông dân được hát, được múa, được hóa thân trong từng vai diễn mà họ còn có thể cùng nhau nghiên cứu may phục trang cho nghệ thuật này.
Tuồng cổ từng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân huyện Yên Thành. Nhưng rồi nghệ thuật biểu diễn này dần vắng bóng ở các làng quê. Theo bà Thâm, từ năm 2004, các câu lạc bộ tuồng bắt đầu được tái lập và hoạt động sôi nổi trở lại. Đây cũng là thời điểm Câu lạc bộ Tuồng cổ xã Trung Thành được thành lập với 12 thành viên do bà Thâm là chủ nhiệm - Ảnh: Hoàng Anh
Tuồng cổ từng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân huyện Yên Thành. Nhưng rồi nghệ thuật biểu diễn này dần vắng bóng ở các làng quê. Theo bà Thâm, từ năm 2004, các câu lạc bộ tuồng bắt đầu được tái lập và hoạt động sôi nổi trở lại. Đây cũng là thời điểm Câu lạc bộ Tuồng cổ xã Trung Thành được thành lập với 12 thành viên do bà Thâm là chủ nhiệm - Ảnh: Hoàng Anh
Vừa tập luyện, bà Thâm vừa tìm tòi, học hỏi để may phục trang và làm các đạo cụ cần thiết để phục vụ cho các buổi biểu diễn tuồng.
Vừa tập luyện, bà Thâm vừa tìm tòi, học hỏi để may phục trang và làm các đạo cụ cần thiết để phục vụ cho các buổi biểu diễn tuồng.
Theo bà Thâm, phục trang của tuồng là ưa chuộng những chất liệu vải có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh, hút mắt người nhìn. Những loại vải đó rất khó tìm mua ở các chợ quê, nên bà thường phải ra tận Hà Nội để tìm mua. Khi đã có đầy đủ vải và phụ kiện, bà lên mạng tìm hiểu, tham khảo ý kiến các thành viên trong những đội tuồng để có thể làm ra được những bộ trang phục phù hợp với kiểu dáng, tính chất của từng vai diễn.
Theo bà Thâm, phục trang của tuồng là những chất liệu vải có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh, hút mắt người nhìn. Những loại vải đó rất khó tìm mua ở các chợ quê, nên bà thường phải ra tận Hà Nội để tìm mua. Khi đã có đầy đủ vải và phụ kiện, bà lên mạng tìm hiểu, tham khảo ý kiến các thành viên trong những đội tuồng để có thể làm ra được những bộ trang phục phù hợp với kiểu dáng, tính chất của từng vai diễn.
Mỗi bộ trang phục cho diễn viên tuồng đòi hỏi rất nhiều chi tiết đi kèm như mũ, râu, ria… và đạo cụ cho nhân vật sử dụng. Đây cũng được ví như là “linh hồn” trong những vở tuồng. Khán giả chỉ cần nhìn vào trang phục là người xem có thể đoán được phần nào địa vị xã hội, tuổi tác, thân phận nhân vật diễn trên sân khấu.
Mỗi bộ trang phục cho diễn viên tuồng đòi hỏi rất nhiều chi tiết đi kèm như mũ, râu, ria… và đạo cụ cho nhân vật sử dụng. Đây cũng được ví như là “linh hồn” trong những vở tuồng. Khán giả chỉ cần nhìn vào trang phục là có thể đoán được phần nào địa vị xã hội, tuổi tác, thân phận nhân vật diễn trên sân khấu.
“Trong hệ thống phục trang, mũ là một trong những chi tiết tiêu tốn thời gian nhiều nhất. Hầu như nhân vật nào cũng đều sử dụng. Từ vua chúa, quan lại, hoàng hậu, tiểu thư cho đến nho sinh, nhà sư, lão nông, thiếu nữ, trẻ em… Tùy vào độ phức tạp, trung bình mỗi chiếc mũ tôi làm từ 10-20 ngày mới hoàn thiện được” - bà Thâm nói.
“Trong hệ thống phục trang, mũ là một trong những chi tiết tiêu tốn thời gian nhiều nhất. Hầu như nhân vật nào cũng đều sử dụng. Từ vua chúa, quan lại, hoàng hậu, tiểu thư cho đến nho sinh, nhà sư, lão nông, thiếu nữ, trẻ em… Tùy vào độ phức tạp, trung bình mỗi chiếc mũ tôi làm từ 10-20 ngày mới hoàn thiện được” - bà Thâm nói.
Đến nay bà Thâm đã tự tay thiết kế hàng chục chiếc mũ, từ những chiếc mũ đơn giản đến những chiếc được đính kim sa lấp lánh với vô vàn hạt cườm đủ màu sắc. Bà cho hay, chưa kể công sức bỏ ra, chỉ riêng tiền vải và phụ kiện để làm ra một chiếc mũ đã mất 500.000-600.000 đồng.
Đến nay bà Thâm đã tự tay thiết kế hàng chục chiếc mũ, từ những chiếc mũ đơn giản đến những chiếc được đính kim sa lấp lánh với vô vàn hạt cườm đủ màu sắc. Bà cho hay, chưa kể công sức bỏ ra, chỉ riêng tiền vải và phụ kiện để làm ra một chiếc mũ đã mất 500.000-600.000 đồng.
Không chỉ được biết đến với đôi bàn tay khéo léo, bà Thâm còn được xem như là người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” khi tỉ mẩn, chăm chút từng đường kim, mũi chỉ để làm nên phục trang đẹp nhất chỉ để cho các đội tuồng mượn về biểu diễn mà không hề toan tính hay đòi hỏi trả công. “Tôi yêu và gắn bó với tuồng cổ nên chỉ cần thấy mọi người có đủ phục trang biểu diễn là vui lắm rồi. Nhiều người đến học hỏi làm trang phục tuồng tôi cũng nhiệt tình chỉ dạy trong khả năng của mình” - bà Thâm nói.
Không chỉ được biết đến với đôi bàn tay khéo léo, bà Thâm còn được xem như là người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” khi tỉ mẩn, chăm chút từng đường kim, mũi chỉ để làm nên phục trang đẹp nhất mà không hề toan tính hay đòi hỏi trả công. “Tôi yêu và gắn bó với tuồng cổ nên chỉ cần thấy mọi người có đủ phục trang biểu diễn là vui lắm rồi. Nhiều người đến học hỏi làm trang phục tuồng, tôi cũng nhiệt tình chỉ dạy trong khả năng của mình” - bà Thâm nói.
Bà Lê Anh Tú - Phó phòng Văn hóa - khoa học và thông tin huyện Yên Thành - đánh giá, bà Thâm là một người “toàn diện với tuồng” từ đam mê, nhiệt huyết đến may trang phục, trang điểm. “Câu lạc bộ Tuồng cổ xã Trung Thành thời gian qua được sự dẫn dắt của bà Thâm cũng phát triển rất mạnh. Bà Thâm cũng vừa mới hoàn thiện hồ sơ trình Bộ phong tặng Nghệ nhân Ưu tú” - bà Tú nói.
Bà Lê Anh Tú - Phó phòng Văn hóa - khoa học và thông tin huyện Yên Thành - đánh giá, bà Thâm là một người “toàn diện với tuồng” từ đam mê, nhiệt huyết đến may trang phục, trang điểm. “Câu lạc bộ Tuồng cổ xã Trung Thành thời gian qua được sự dẫn dắt của bà Thâm cũng phát triển rất mạnh. Bà Thâm cũng vừa mới hoàn thiện hồ sơ trình Bộ phong tặng Nghệ nhân Ưu tú” - bà Tú nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI