Hạn chế dùng túi ni lông một phép tính, nhiều thay đổi

22/04/2016 - 16:18

PNO - Ba năm nay, 36 hộ dân ở tổ 125, khu phố 8, Q.15, P.Tân Bình, TP.HCM cùng thực hiện và hạn chế sử dụng túi ni lông...

Người “tiên phong” trong việc hạn chế dùng túi ni lông là cô Trần Thị Kim Thành, Chi hội phó Chi hội PN khu phố (KP) 8. Là giáo viên về hưu, hàng ngày, cô Thành đọc báo, xem ti vi, để không chỉ tích lũy cho mình kiến thức, thông tin mà còn tì m tư liệ u làm “bài giảng” cho chị em mỗi khi sinh hoạt Hội. Những buổi sinh hoạt ở tổ 125 luôn sinh động, bổ ích bởi cô Thành hay “giảng” về đề tài môi trường, đặc biệt là về tác hại của túi ni lông. Được nghe và xem nhiều đoạn clip về việc đốt túi ni lông gây hại đến sức khỏe, môi trường sống, mọi người đã đồng lòng thay đổi.

Cô Thành cho hay: “Mỗi khi đi chợ, tôi thường thấy PN lỉnh kỉnh trên tay túi ni lông lớn nhỏ các loại. Tôi nghĩ, trừ cá thịt phải để riêng, còn các thứ như rau củ quả, ta có thể đựng chung vào một túi là đã hạn chế được vài túi ni lông thải ra môi trường. Từ đó, tôi nhắc nhở mọi người thực hiện và thấy kết quả rất tốt”.

Tại tổ 125, mỗi nhà đều dành một nơi treo túi ni lông. Túi sạch, còn dùng được, các hộ gia đình tích lũy để đem tặng tiểu thương chợ Tân Trụ. Hơn hai năm nay, mỗi khi đi chợ về, dì Mai Thị Hường - hội viên (HV) tổ 125, KP.8, luôn sắp xếp túi ni lông còn sạch treo lên phơi để tái sử dụng hoặc biếu tiểu thương; túi bẩn cho vào sọt rác. Việc này vừa hạn chế thải túi ni lông ra môi trường, vừa giúp tiểu thương tiết kiệm chi phí mua túi. Nhiều HV cũng làm tương tự.

Han che dung tui ni long mot phep tinh, nhieu thay doi
Hội PN Q. Tân Bình hỗ trợ nhau sọt nhựa cho các gia đình để phân loại rác tại nhà

Chị Trần Khánh Linh, HV của tổ rất tâm đắc với cá ch là m này: “Một lần, ngồi trong nhà, ngửi thấy m ùi cháy khét khó chịu, tôi ra xem thì thấy có người đốt túi ni lông. Túi ni lông khi cháy có mùi khủng khiếp, lại không phân hủy được, từ đó tôi vận động chồng con nên hạn chế sử dụng nó”.

Việc hạn chế dùng túi ni lông được gắn với hoạt động phân loại rác thải hàng ngày của các HV, PN trong tổ. Khi thấy nhiều chai nhựa, lọ thủy tinh, lon nước vứt bỏ, cô Thành vận động các gia đình thu gom để dành, “tích tiểu thành đại” đem bán lấy tiền. Khi chị em nhiệt tình tham gia, Hội PN quận đã hỗ trợ mỗi hộ một sọt nhựa để dễ dàng phân loại rác tại nhà. Cứ thế, các hộ gia đình tự thực hiện việc thu gom, số tiền bán được dùng làm quỹ giúp đỡ HV khó khăn, lo học bổng cho trẻ em, thăm người đau ốm...

Nhận thấy mô hình có hiệu quả, Hội LHPN quận đã khuyến khích nhân rộng ra nhiều tổ, khu phố trên địa bàn phường. Tại tổ 125, mọi người đều thuộc lòng phép tính: trung bình một HV đi chợ đem về khoảng ba túi ni lông/ngày thì 36 HV sẽ có 108 túi/ngày, mỗi tháng có 3.240 túi ni lông thải ra, tràn ngập các bãi rác, vùi dưới đất sâu ảnh hưởng đất đai, nguồn nước. Nếu mỗi hộ tiết kiệm được một túi ni lông/ngày, tổ sẽ giảm được 1.080 túi/tháng

Chị Nguyễn Thị Nguyệt Thủy, Chủ tịch Hội LHPN P.15, Q.Tân Bình nhận xét: “Việc sử dụng túi ni lông đã trở thành thói quen và không dễ gì loại bỏ trong thời gian ngắn. Bằng phép tính cụ thể này, cùng với việc tuyên truyền rộng rãi về bảo vệ môi trường sống, tôi tin số lượng túi ni lông thải ra ngoài ngày càng ít đi. Tôi cho rằng cần nhân rộng cách làm của tổ 125, bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng, tiến tới thay thế bằng các loại túi không độc hại, thân thiện với môi trường”.

Việt Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI