Gian khó đã cho họ thêm nghị lực

29/07/2014 - 16:06

PNO - PN - Cùng một thời là bộ đội, vào sinh ra tử, nay ở tuổi 60, hai bà vẫn nhiệt tình tham gia hoạt động Hội Phụ nữ. Hôm nay họ có mặt ở nơi này để giúp vốn vay cho hội viên nghèo, hôm sau lại thấy họ ở chỗ khác để khám chữa...

edf40wrjww2tblPage:Content

Gian kho dã cho ho them nghị lục

Hai vợ chồng bà Hà Thị Thanh ngồi xem lại những bằng khen mà mình phấn đấu đạt được trong suốt bao năm qua

VÌ MÌNH LÀ ĐỒNG ĐỘI

Bà Hà Thị Thanh - Tổ trưởng Phụ nữ (PN) tổ 43, P.11, Q.Tân Bình kể, bà sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Củ Chi. Năm 18 tuổi cô gái trẻ làm giao liên, một năm sau chính thức nhập ngũ, tham gia đơn vị bộ đội chủ lực miền, trở thành y tá của Trung đoàn 88.

Họ gặp nhau trong chiến tranh. Hình ảnh người lính trẻ Bùi Phước Hòa lạc quan, yêu đời đã “đốn” trái tim cô y tá. Sau ngày giải phóng, người lính ấy tiếp tục phục vụ ở chiến trường Campuchia. Năm 1981, đón chồng trở về với chân trái cụt đến gối, bà Thanh chết lặng. Nhưng “dù khó khăn thế nào vẫn cùng nhau vượt qua” - bà Thanh tâm sự.

Là thương binh 1/4, ông Bùi Phước Hòa được chính quyền địa phương cấp căn nhà tại đường Bàu Cát (Q.Tân Bình). Nói là nhà nhưng hai bên là tường mượn, che chắn bằng 20 tấm tôn xi măng. Mỗi khi trời mưa, vợ chồng con cái ngồi co ro một góc. Hội PN cùng Hội Cựu chiến binh phường đã hỗ trợ để ông bà sửa sang căn nhà. Bà Thanh lao vào cuộc mưu sinh với đủ thứ nghề như dệt vải, bán bánh bèo, bún bò… Các con của ông bà phụ mẹ dọn hàng, rửa chén...

Bà Thanh bảo: “Cực khổ bao nhiêu tôi đều không sợ. Điều xót xa nhất là thấy chồng đau nhức, co giật khi thời tiết thay đổi”. Tiếp lời vợ, ông Hòa kể: “Bao đêm tôi khó ngủ vì bệnh hành hạ là bấy nhiêu đêm bà ấy ngồi kế bên quạt, lau mồ hôi cho tôi. Nhiều lần bà ấy đùa, chăm sóc tôi không chỉ vì nghĩa vợ chồng mà còn là tình đồng đội”.

Gian kho dã cho ho them nghị lục

Bà Thanh Lý và má

ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN

14 tuổi, Nguyễn Thị Thanh Lý (Chi hội trưởng PN KP3, P.3, Q.10) đã theo mẹ đi bộ đội. Lý kể: “Nhà có ba người, ba mẹ đi hết để tôi lại với ngoại, tôi buồn quá, xin đi bộ đội… cho vui. Ngờ đâu mình nhập ngũ được một năm thì ba hy sinh”.

Mấy lần Lý thoát chết trong gang tấc ở các chiến trường chiến khu D, căn cứ Rạch Bắp. Khi vào lớp trung cấp quân y ở Trường Trung học Quân y 2 năm 1980, Nguyễn Thị Thanh Lý đã “hút hồn” anh thương binh Nguyễn Mạnh Kiểm, bạn học chung lớp. Hai năm cùng học, họ đã chia sẻ với nhau nhiều điều, tình cảm được vun bồi bền chặt. “Trước khi cưới anh nói: gia đình đông anh em, cha mẹ mất sớm, không chỉ bị hỏng một mắt mà người còn mang đầy chất độc da cam, lấy tôi em sẽ khổ nhiều. Tôi đáp, nhà mình cũng nhiều khó khăn, ba là liệt sĩ, lấy em, anh ở rể, cũng phải chịu cực mà”. Bà Lý bồi hồi kể chuyện xưa.

Quả thật cuộc chung sống của họ không chút dễ dàng. Gia cảnh nghèo khó, cộng với bệnh tật triền miên của chồng và người mẹ cựu chiến binh nay đã 82 tuổi khiến bà Lý phải làm việc quần quật. “Sau khi tốt nghiệp, tôi theo nghề y làm việc ở Quân khu 9, còn anh Kiểm về Ban chỉ huy quân sự Q.10 làm công tác chính trị"

Hỏi bà, khoảng thời gian nào là khó khăn nhất của hai vợ chồng, bà Lý ngân ngấn nước mắt: “Nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy chưa bao giờ mình được ngơi nghỉ. May mắn là những lúc khó khăn luôn có chồng động viên, hỗ trợ. Ba lần sinh nở tôi đều có “y sĩ chồng” bên cạnh chăm lo từng ly từng tí".

Ông Kiểm hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh P.3, Q.10. Mới đó mà đã 34 năm hai người “hoạn nạn có nhau”. Bạn bè, đồng chí của ông bà vẫn đùa: họ là đôi bạn cùng tiến!

***

Được chồng hậu thuẫn, bà Nguyễn Thị Thanh Lý và Hà Thị Thanh luôn hăng hái, hết mình với phong trào của Hội. Ở đâu, việc gì khi Hội cần, hai cựu chiến binh này đều tham gia. Họ cảm thấy vui tươi, khỏe khoắn hơn khi được sẻ chia với những người khốn khó.

 HOA LÀI - NGHI ANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI