Động vật hoang dã bày bán ở Trung Quốc có thể đe dọa về đại dịch trong tương lai

13/11/2021 - 22:05

PNO - Các loài động vật hoang dã được bán ở các chợ ẩm ướt ở Trung Quốc có liên quan đến sự xuất hiện của COVID-19 và hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng, hay còn gọi là SARS.

 

Nhiều loài trong số các loài được điều tra đã được trưng bày trên bảng giá tại Chợ bán buôn hải sản Huanan ở Vũ Hán, tâm chấn của đợt bùng phát Covid-19 ban đầu. ẢNH: ST FILE
Chợ bán buôn hải sản Huanan ở Vũ Hán được xen là tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên.

Mới đây, một nghiên cứu mới trên hơn chục loài động vật hoang dã được buôn bán và thường được làm thức ăn "độc, lạ" ở Trung Quốc đã xác định được 71 loại virus ở động vật có vú, trong đó có 18 loại được coi là "có nguy cơ cao" đối với người và vật nuôi.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố hôm 12/11, cầy hương có liên quan đến sự lây lan của SARS ở các chợ ở miền nam Trung Quốc gần 20 năm trước, mang theo những vi khuẩn đáng lo ngại nhất.

Mặc dù các tác giả ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bỉ và Úc không tìm thấy bất cứ điều gì giống với SARS-CoV-2, loại coronavirus đang gây ra đại dịch COVID-19, nhưng họ đã chỉ ra rằng có thể các chủng ở dơi đã lây nhiễm sang loài khác. 

Đồng tác giả Edward Holmes, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Sydney, cho biết trong một báo cáo: "Con người thường xuyên truyền virus cho các động vật. Rõ ràng là có lưu thông virus ở cả hai chiều: động vật lây sang người và người lây sang động vật".

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Trọng điểm Quốc gia của Trung Quốc và các tổ chức khác, cho thấy nghiên cứu này cam kết tìm kiếm các mối đe dọa đại dịch trong tương lai.

Bản thảo dài 40 trang đã được phát hành trên trang bioRxiv, một kho lưu trữ trước khi truy cập mở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của SARS-CoV-2.

Cho đến nay, các cuộc tranh luận về nguồn gốc của SARS-CoV-2 đều tập trung vào hai giả thuyết: một là từ phòng thí nghiệm hoặc là sự lan truyền từ động vật.

Các nghiên cứu xác định các coronavirus có liên quan chặt chẽ, bao gồm cả ở dơi sống trong các hang động đá vôi ở Bắc Lào và Campuchia, (theo giả thuyết thứ hai). Đặc biệt là vì động vật sống dễ bị nhiễm bệnh được bán ở các chợ ở Vũ Hán, thành phố miền Trung Trung Quốc, nơi xuất hiện các trường hợp COVID-19 đầu tiên.

Thị trường mua bán động vật hoang dã ở Trung Quốc trước đây rất nhộn nhịp. Năm 2016, thị trường này ước tính trị giá 520 tỷ nhân dân tệ, nhưng Trung Quốc đã cấm buôn bán động vật hoang dã sau khi COVID-19 xuất hiện.
Thị trường mua bán động vật hoang dã ở Trung Quốc trước đây rất nhộn nhịp. Năm 2016, thị trường này ước tính trị giá 520 tỷ nhân dân tệ, nhưng Trung Quốc đã cấm buôn bán động vật hoang dã sau khi COVID-19 xuất hiện.

Giáo sư thú y Shuo Su của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh và các đồng nghiệp đã kiểm tra 1.725 động vật thuộc 16 loài thường bị săn bắt hoặc để làm thực phẩm thì có hàng chục loại virus ở động vật có vú được xác định trong 5 năm qua, 45 loại chưa được thống kê.

Trong số các phát hiện virus đáng chú ý, các nhà khoa học lần đầu tiên xác định được sự hiện diện của virus viêm gan E và chủng cúm H9N2 ở lửng và cầy hương.

Các tác giả cho biết virus cúm gia cầm hiện là chủng phổ biến nhất ở gà và vịt, và đã dẫn đến nhiều ca nhiễm trùng ở Trung Quốc. Các nhà khoa học cũng tìm thấy một số lượng khá cao các mầm bệnh được cho là đặc trưng cho con người ở tê tê, cầy hương và chuột tre. Chúng bao gồm norovirus, một nguồn nổi tiếng gây nôn mửa, tiêu chảy và cúm B....

Giáo sư Holmes, người được trao Giải thưởng Khoa học của Thủ tướng Úc cho biết: “Những con vật được bán ở các chợ động vật sống mang theo một loạt mầm bệnh virus và điều này có thể dễ dàng gây ra đại dịch toàn cầu".

Thảo Nguyễn (theo Bloomberg)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI